Trọn Kiếp Cùng Người - Chương 23
Cập nhật lúc: 2024-10-27 09:21:59
Lượt xem: 51
10
Vào năm thứ ba ở Tiền Đường, tiệm thêu của ta đã mở rộng hơn gấp đôi.
Số lượng tú nương từ vài ngươi ban đầu lên hơn mười người.
Cuối cùng, ta cũng giống như Tô chưởng quỹ lúc trước, thu nhận mấy người sa cơ thất thế, thế đạo không dung.
Ba năm đã có rất nhiều chuyện xảy ra.
Hoàng thành dưới chân thiên tử, cẩm y vệ Tây Xưởng là sự tồn tại khiến người ta nghe thôi cũng kinh hồn táng đởm.
Cho dù Tiền Đường xa xôi, mọi người đều biết mỗi khi hoàng đế phái Tây Xương đi xử lý vụ án, dù có cao quý như thân vương, cũng phải m.á.u chảy thành sông.
Tổng đốc đại nhân Chu Ngan là vị Tu la mặt lạnh ngoan độc.
Chu đại nhân là một hoạn quan, giống như những hoạn quan bình thường, thích tìm kiếm cảm giác tồn tại ở trên người nữ nhân, trong phủ có rất nhiều thê thiếp.
Vụ án Địch Châu Võ Định mười ba năm trước được Đô Sát Viện thẩm tra xét xử lại, Hà tri châu khai thác mỏ tư là thật, Chu đồng tri châu bị vu oan là đồng phạm cũng là thật.
Cảm giác khi nỗi oan lớn được rửa sạch không thú vị như trong tưởng tượng.
Ta ngồi trước gương, tâm tình tĩnh lặng như nước, nhìn thấy nữ tử trong gương chải kiểu tóc búi cao của phụ nhân, lông mày lá liễu nhỏ nhắn, nhìn vô cùng xa lạ.
Ban đêm ta lại có một giấc mơ, trở về Địch Châu, dưới mái hiên có một tổ chim yến ngậm bùn, ta ngơ ngác đi qua, nhìn thấy Lý ma ma và Chu bá mẫu ngồi ở trong viện nói chuyện phiếm, hai người cười nói vui vẻ.
Ta gọi bọn họ một tiếng, khi bọn họ quay lại, ta nhìn thấy những khuôn mặt quen thuộc, ý cười trong mắt, lúc mở miệng lại nói: "Cô nương, ngươi đang tìm ai vậy?"
Ta lo lắng nói: “Ta là Kiệm Kiệm, Tần Kiệm, sao hai người lại không nhận ra ta?”
Lý ma ma tỏ vẻ kinh ngạc, Chu bá mẫu cũng nghi ngờ không kém: "Kiệm Kiệm? Kiệm Kiệm của chúng ta mới mười tuổi, chỉ là một hài tử."
Trong nội viện có gió thổi qua, xen lẫn mùi hoa quế, lúc tỉnh giấc ta lại chợt phát hiện trên mặt mình lạnh buốt.
Hóa ra thời gian đã qua lâu như vậy.
Dấu vết quá khứ như làn khói khó tìm lại được, chỉ còn lại một mình, nước mắt cũng khô.
Yểu Nương đã vô số lần hỏi ta, có phải ta thực sự không muốn thành thân với Phượng Bách Niên không.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/index.php/tron-kiep-cung-nguoi/chuong-23.html.]
Nàng ấy nói: “Là Phượng Bách Niên chính miệng nói ra, nếu như ngươi đồng ý, hắn có thể cưới ngươi bất cứ lúc nào.”
Ta lắc đầu thở dài: “Ta và hắn không thể.”
Yểu Nương trợn to mắt: “Ta đã biết hắn là tự mình đa tình, nhưng Tần Kiệm, ngươi cũng nên tính toán cho mình một chút, ngươi đã hai mươi bốn tuổi rồi, chẳng lẽ ngươi muốn giống như mấy vị ni cô kia, cả đời không gả đi sao?”
Hai mươi bốn tuổi đối với nữ tử mà nói đúng là không còn trẻ nữa.
Nhưng ta thực sự chưa từng nghĩ tới chuyện thành thân.
Ta bề bộn nhiều việc, tháng năm cùng Vệ Cách đi Dương Châu một chuyến.
Dương Châu nổi tiếng với nghề sản xuất tơ lụa, gấm hoa Phiên Khách, gấm Bán Ty, gấm lụa đơn vang danh thiên hạ, ngay cả các hòa thượng phổ độ Đông thổ trở về cố hương cũng phải mang về không ít tơ lụa chế phẩm.
Năm ngoái người của xưởng dệt Tô Châu đã chủ động tìm tới ta, nhìn thấy thủ nghệ thêu thùa của tiệm thêu, muốn thương lượng việc cung ứng đồ thêu cho cung đình.
Một chuyện tốt đẹp như vậy quả thực là miếng bánh từ trên trời rơi xuống.
Thật sự không dám giấu giếm, tiệm thêu của ta càng ngày càng lớn, giúp đỡ được nhiều người hơn, nhưng thực ra vốn liếng lại luôn thâm hụt.
Trở thành thương nhân hoàng gia luôn là ước mơ của mọi người làm ăn.
Đồ thêu của sư nương Kiệm Kiệm đương nhiên cũng có chút danh tiếng ở Tiền Đường, nhưng ta cũng biết chỉ từng đó hoàn toàn không thể nào lôi kéo được xưởng dệt Tô Châu chủ động tìm tới cửa.
Vì thế, Vệ Cách cũng không giấu ta, nói là Tào đại nhân của xưởng dệt Tô Châu, không hiểu tại sao lại nghe được ta là muội muội của hoạn quan Chu đại nhân, lập tức mang theo lễ vật tới cửa.
Cho dù là vô tình hay là cố ý, việc cung cấp đồ thêu cho xưởng dệt Tô Châu đã thực sự giải quyết được vấn đề tài lực đang quẫn bách của ta.
Dần dần, ta không còn hài lòng với việc chỉ cung cấp đồ thêu nữa, lần này ta đến Dương Châu tất nhiên là để khảo sát.
Dương Châu từ lâu đã nổi danh với nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa.
Sau khi ta thương lượng với đám người Yểu Nương, quyết định mua một nông trang ở Tiền Đường để nuôi tằm dệt lụa, bằng cách này, chi phí ban đầu của đồ thêu sẽ giảm xuống, sau này cũng có thể thương lượng việc mua bán tơ lụa với xưởng dệt Tô Châu.
Tài lực của ta có hạn, khi đám người Yểu Nương nghe nói đến việc này, quả nhiên cảm thấy hứng thú, nhao nhao đề nghị muốn bỏ tiền góp phần.
Không ai có thể cả đời làm kỹ nữ.
Năng lực càng lớn, trách nhiệm cũng càng lớn.
Sau khi nông trường nuôi tằm bắt đầu hoạt động, nhiệm vụ nuôi sống gia đình càng nặng nề hơn, bây giờ có rất nhiều người kiếm cơm ăn từ trong tay ta.