"Cái gì gọi là không chu cấp tuổi già cho các người? Không phải trên này viết rất rõ sao. Sau này cô ấy sẽ chăm sóc cho người thân như những người con trai khác cho đến khi các người qua đời. Cô ấy yêu cầu Thư Kiến Dương thương lượng với ba con trai của các người, xem xem một năm cần bao nhiêu khẩu phần lương thực, phải đưa bao nhiêu tiền, cô ấy sẽ đưa mức tương đương hết. Vậy thì sau này các người sinh bệnh nằm viện dù là bao tiền cô ấy cũng không góp thêm. Con gái mà có thể làm đến độ này đã rất hiếm gặp rồi. Các người đi hỏi khắp tất cả những thôn gần đây đi, xem có con gái nhà ai cũng chu cấp cho ba mẹ về già như con trai không."
"Đâu có giống nhau." Con gái những người khác đâu có nhiều tiền như vậy.
"Sao mà không giống?" Bí thư thôn trừng mắt: "Đúng ra Thư Nhan không có nghĩa vụ chu cấp cho các người dưỡng già. Từ năm con bé mười bảy, các người đã gả cô ấy đi, sính lễ cũng bị các người mang đi hết, các người còn chẳng cho cô ấy chút đồ cưới nào. Vậy trong những đất đai rồi nhà ở này của các người có phần cô ấy không, dựa vào đâu mà các người đòi cô ấy phải chu cấp cho các người dưỡng già như mấy đứa con trai hả? Các người còn lôi thôi nữa thì đừng hòng lấy được chút tiền dưỡng già nào!"
Ở thời đại này, quyền lực của bí thư thôn rất lớn, ít thôn dân nào dám phản kháng. Thư Hữu Phúc vốn đã sợ hãi nên càng không dám nói.
TBC
"Gọi anh hai đến đây đi. Hôm nay chúng ta sẽ bàn bạc rõ chuyện dưỡng già, viết vào thỏa thuận. Đến lúc đó các người cần bao nhiêu Thư Nhan sẽ gửi cho các người thông qua tôi." 'Anh hai' ở đây chính là con cả của Thư Hữu Phúc.
Lúc bọn Thư Kiến Dương mới sinh ra, nhà họ Thư vẫn chưa chia nhau ở riêng, nên họ được tính vào chung một thế hệ. Anh cả anh ấy là anh cả, con cả của Thư Hữu Phúc là anh hai, còn anh ấy thứ ba. Sau khi ra riêng mỗi người tự chia cao thấp trong nhà mình, nhưng cách gọi vẫn không thay đổi, nên Thư Nhan vẫn gọi Thư Kiến Dương là anh ba.
Vợ chồng anh cả nhà Thư Hữu Phúc sống trên núi. Sau khi được gọi về, mặt họ vẫn ngơ ra không hiểu. Khác với hai anh em nhỏ hơn, họ khá thật thà, đọc thỏa thuận xong không có ý kiến gì.
Chuyện vốn là nghĩa vụ của ba anh em, nay có thêm một người chia sẻ, sao họ lại không vui chứ.
Tất nhiên suy nghĩ của họ cũng chẳng khác gì Thư Kiến Tường và Thư Kiến Bân. Trong lòng bọn họ, tiền của Thư Nhan chính là tiền của bọn họ, nên dù không đưa hết thì mỗi người mấy trăm nghìn cũng không là gì. Tuy nhiên, có Thư Kiến Dương ở đây, các cán bộ trong thôn cũng có mặt, nên bọn họ không dám nói thêm gì nữa.
"Mau lên, tôi còn phải về thành phố nữa." Thư Kiến Dương không kìm được mà giục bọn Thư Hữu Phúc.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeydtruyen.com/xuyen-thanh-vo-cu-cua-nam-chinh-nha-giau/chuong-293.html.]
Gia đình Thư Hữu Phúc xì xầm rất lâu rồi Thư Hữu Phúc đằng hắng một tiếng, nói: "Chúng tôi thương lượng xong rồi. Mỗi người một nghìn cân lúa, một nghìn cân kê, một năm một vạn đồng."
Cán bộ thôn và cả Thư Kiến Dương đều nhìn bọn họ mà không dám tin.
Vừa nghe là biết bọn họ không hề tính đến ba anh em, nhất định họ muốn ép Thư Nhan phải đưa nhiều tiền và lương thực như vậy.
Thư Kiến Dương vỗ bàn: "Các người đừng có quá đáng! Mỗi người một nghìn cân kê, một nghìn cân lúa, tổng cộng là bốn nghìn cân kê và bốn nghìn cân lúa. Các người có mười cái bụng à? Phải ăn nhiều như vậy? Các người còn đòi một vạn tiền mặc. Các người điên rồi phải không? Một năm không có gia đình nào trong thôn nào kiếm được một vạn đồng. Các người muốn Thư Nhan trợ cấp cho mình thì ăn nói cẩn thận, đừng nói mấy lời không thiết thực đó!"
Đúng là có gan nói gàn. Tiền lương một tháng của công nhân viên nhà nước cũng chỉ được bốn, năm trăm, một năm chưa đến một vạn đồng, vậy mà bọn họ dám đòi mỗi người một vạn tiền sinh hoạt. Tất nhiên ba tên kia không góp nổi, đây là họ đang nhắm vào Thư Nhan.
Bí thư thôn lườm bọn họ, nghiêm túc nói: "Các người nói chuyện đàng hoàng cho tôi, nếu không... tôi để Thư Nhan quyết định đấy!"
Ông cụ Thư đứng cạnh gõ gõ cái tẩu: "Hôm nay tất cả mọi người đều có mặt, cụ bí thư chi bộ lẫn thôn trưởng cũng ở đây, các người nói cho đàng hoàng. Tôi không muốn nghe anh em các người mở miệng lung tung, ăn được bao nhiêu thì nêu bấy nhiều, đừng có bậy bạ!"
Thư Hữu Phúc và Lâm Tử Hương nhìn nhau. Hình như cái giá vừa ra này hơi cao thật.
"... Giảm một nửa nhé?"
"Giảm một nửa cũng không được. Chưa nói đâu xa, ba đứa con trai nhà các người có thể lấy ra năm nghìn đồng à?" Không làm được thì đừng có khoác lác.
"Tiền là do chị tôi đưa, không phải anh, sao anh biết chị tôi không đồng ý? Anh gọi cho chị ấy đi, hỏi chị ấy nghĩ sao." Thư Kiến Bân cảm thấy nếu cứ để mặc Thư Kiến Dương nói nữa, số tiền bọn họ nhận được sẽ chẳng khác gì những người trong thôn. Vậy thì bọn họ còn lấy được lợi lộc gì nữa?