Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

Xuyên Sách Thành Nữ Phụ Nghèo Hèn Nuôi Bốn Con - Chương 17

Cập nhật lúc: 2024-11-14 15:04:06
Lượt xem: 34

Lúc người phụ nữ này nói chuyện, trong mắt cô ta không hề che giấu sự hưng phấn và vui sướng, nhìn dáng vẻ này cũng có thể thấy cô ta rất hài lòng chuyện mình sắp kết hôn.

Nếu không có những lời châm chọc trước đó, Khương Chi còn cho rằng người phụ nữ này thật sự muốn mời cô đến tham dự tiệc kết hôn của cô ta.

Khương Chi không trả lời mà rời khỏi cung tiêu xã.

Người phụ nữ ở phía sau vẫn lớn tiếng nhắc nhở cô: “Cô nhất định phải đến nha! Nhà khách Lộc Nhất, đừng quên đó!”

Khương Chi ra khỏi cửa lớn thì lập tức quên ngay chuyện người phụ nữ vừa rồi.

Bây giờ cô rất buồn rầu vì mình không có phiếu, chỉ có mỗi ba mươi đồng này cô cũng không thể mua được gì.

Tất cả thương phẩm khắp nơi đều được chia thành ba loại phiếu lớn: Ăn, mặc, dùng, bao gồm phiếu tạp hóa, phiếu thịt heo, phiếu thịt gà, thịt vịt, phiếu cá, phiếu trứng, phiếu đường, phiếu vải, phiếu công nghiệp… Muốn mua thương phẩm gì thì phải có phiếu tương ứng, thiếu tiền hoặc phiếu thì không thể mua được hàng hóa.

Dân dĩ thực vi thiên*, dường như phiếu đã trở thành điểm chí mạng với người dân và cũng nghiêm chỉnh trở thành “loại tiền tệ thứ hai”.

*Dân dĩ thực vi thiên: Nằm trong câu quốc gia lấy dân làm gốc, dân lấy lương thực làm sinh mạng, người cai trị quốc gia phải chú ý giải quyết vấn đề lương thực thiết yếu cho dân chúng.

Tất nhiên, từ sau khi cải cách hệ thống giá cả, một số thành phố lớn đã bắt đầu hủy bỏ phiếu.

Đáng tiếc trấn Đại Danh này thuộc một khu vực xa xôi nên vẫn còn áp dụng mua đồ trình phiếu theo quy định cũ.

Theo trí nhớ mơ hồ của Khương Chi, mãi đến thập niên 90, Trung Quốc mới hoàn toàn chấm dứt hình thức kinh tế thế này.

Khương Chi vừa suy nghĩ, vừa đi đến xe đẩy bán kẹo hồ lô vừa rồi.

Cô ngượng ngùng nhìn bà cụ nói: “Bà, cháu không mang theo phiếu nên không mua được gì cả, thật sự ngại quá! Hôm khác cháu lại đến mua, cháu thật sự xin lỗi bà.”

Bà cụ bán hồ lô sững sờ, chợt mỉm cười, khoát tay nói: “Không sao cả, không sao cả.”

Khương Chi ngẫm nghĩ rồi đến gần bà cụ, thấp giọng hỏi: “Bà, không biết có nơi nào không cần phiếu mà vẫn mua được đồ không ạ? Trong nhà cháu đã không còn lương thực nữa, nếu bây giờ trở về nhà bằng tay không, cháu sợ đứa nhỏ ở nhà sẽ phải chịu đói.”

Nghe thấy lời này, bà cụ ngạc nhiên nhìn Khương Chi.

“Đồng chí, đầu đường này có mấy sạp hàng, cháu thương lượng một chút cũng có thể mua được hàng hóa mà không cần phiếu, tuy nhiên giá cả sẽ hơi cao hơn.”

Tuy bà cụ buồn bực Khương Chi không biết mấy chuyện đơn giản thế này nhưng bà ấy vẫn ôn hòa chỉ cách cho cô.

Khương Chi nghe xong, trên mặt khó nén được niềm vui, cô luôn miệng nói cảm ơn rồi chạy về phía bà cụ chỉ.

DTV

Cô đi đến một sạp hàng bán đồ dùng trong bếp trước tiên, người bán hàng là một cô gái cột tóc đuôi ngựa, trên cổ choàng khăn.

“Đồng chí, cô bán cái bát này thế nào?”

Cô gái ngẩng đầu lên hỏi: “Cô có phiếu không?”

“Không có”.

“Loại bát nhỏ thì một hào tám, loại lớn là hai hào năm, cô có muốn mua không?”

Khương Chi nói: “Tôi mua năm cái bát nhỏ, hai cái bát lớn và hai cái chậu tráng men.”

Cô gái này nhìn cô một lúc, không ngờ mình gặp được một khách hàng lớn.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/xuyen-sach-thanh-nu-phu-ngheo-hen-nuoi-bon-con/chuong-17.html.]

Thế là cô ấy nhanh tay dùng giấy gói kỹ mấy cái bát, đề phòng đi đường bị vỡ, sau đó đặt vào cái chậu tráng men: “Bát nhỏ là chín hào, bát lớn là năm hào, chậu tráng men là bốn hào, tổng cộng là hai đồng hai”.

Khương Chi âm thầm tắc lưỡi với vật giá quá rẻ ở thập niên 80 này. Cô đưa cho cô gái một tờ mười đồng.

Cô gái chủ sạp hàng thối tiền lại cho cô, cuộc mua bán này xem như xong rồi.

Khương Chi bưng cái chậu tráng men lên, sau đó cô tiếp tục đi mua mười lăm cân gạo và mười lăm cân mì, vì cô không có phiếu lương thực nên phải mua với giá cả hơi cao hơn bình thường, một cân gạo đã hai hào rồi, một cân mì thì hai hào tư, vì vậy cô đã trả tổng cộng sáu đồng sáu.

Lúc đi ngang qua quầy thịt, cô dứt khoát bỏ ra một khoảng tiền “khổng lồ” là sáu đồng mua ba cân thịt ba chỉ.

Đản Tử quá gầy, một đứa bé bốn tuổi chỉ có da bọc xương, phải bồi bổ cho cậu bé nhiều hơn.

Vì vậy chuyện mua sắm này không hề dừng lại, vì ngoại trừ đồ ăn ra, cô còn phải mua thêm dầu, muối, tương, dấm, đường, hành, gừng, tỏi, trứng gà, các loại đồ dùng hàng ngày như đèn dầu… Mấy thứ lẻ tẻ cộng lại cũng tốn không ít tiền, cũng may chủ quán đã cho cô một cái túi dệt, Khương Chi có thể khiêng trên vai mà di chuyển dễ dàng hơn.

Cứ như vậy, Khương Chi vừa xách trên tay vừa khiêng trên vai, rất giống một người chạy nạn.

Cuối cùng cô còn bỏ ra một hào để mua xâu kẹo hồ lô rồi bắt đầu quay về nhà.

Thế nhưng cô đã đánh giá bản thân mình quá cao, mới rời khỏi trấn Đại Danh được mười mấy mét, Khương Chi đã thở hồng hộc, chỉ có thể đặt túi dệt xuống, nghỉ mệt.

Khương Chi đ.ấ.m vào cái vai đã ê buốt của mình, nhíu chặt lông mày.

Cơ thể này của cô quá kém, để khiêng được mớ đồ vật này về đến nhà là một chuyện vô cùng khó khăn.

Lúc này, có một ông cụ đánh xe lừa vào thôn.

Hai mắt Khương Chi sáng lên, cô lập tức bước lên chặn xe lừa lại và cũng lập tức nhận phải ánh mắt không vui của ông cụ.

Khương Chi nói: “Ông, cháu muốn về thôn Khương Gia, ông có thể đưa cháu về đó không? Cháu không đi miễn phí đâu ạ, cháu trả ông năm hào.”

Năm hào sao? Cũng không tính là ít.

Dưới sức mạnh của đồng tiền, ông cụ đã đồng ý.

Hai mươi dặm đường nhưng chỉ mất nửa giờ đã về đến thôn Khương Gia.

Khương Chi móc năm hào ra đưa cho ông cụ, chào ông ấy rời đi, sau đó mới cõng cái túi dệt lên, đi về phía nhà mình.

Lúc này đã bốn giờ chiều rồi.

Từng ngôi nhà trong thôn đều có khói bếp bốc lên, người dân trong thôn còn chưa có truyền hình nên tiết mục giải trí gì đó ít vô cùng, vì để tiết kiệm dầu hỏa, hầu hết mọi người đều ăn cơm tối xong trước năm giờ chiều, sáu giờ thì đã lên giường ngủ rồi.

Khương Chi vừa đi về phía nhà mình vừa nhẩm tính trong đầu, hôm nay cô bỏ ra hơn hai mươi đồng để mua sắm, bây giờ cô chỉ còn thừa lại năm đồng hai.

Khương Chi cười khổ, tiêu tiền rất nhanh!

Khương Chi về đến nhà và đặt đồ xuống, rồi vội vàng cầm một cân thịt ba chỉ đến nhà sát vách đón Đản Tử. Cô chưa đến gần đã nghe thấy tiếng nói trong căn nhà truyền ra.

“Mẹ, bao giờ Khương Chi Tử kia mới trở về? Đừng nói tối nay Đản Tử ăn cơm tối trong nhà chúng ta nhé?”

Đó là giọng nói của một người phụ nữ trung niên, giọng nói còn kèm vẻ không vui.

Loading...