[Vô Hạn Lưu] Mười Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Chương 11: Từ Đường (9)
Cập nhật lúc: 2024-07-22 20:36:58
Lượt xem: 281
Khi Cố Sở trở về nhà trưởng làng, Sử Nhân và vài người khác đã về từ lâu. Lúc này, họ đang ngồi quanh bàn ăn, nghe trưởng làng kể về những chuyện xưa trong làng.
“Hiện tại, trong làng không còn nhiều người tin vào những điều đó nữa, nhưng khi tôi còn nhỏ, các bậc tiền bối của tôi đều tin vào sự tồn tại của Hỏa thần.”
Trưởng làng với khuôn mặt đầy nếp nhăn, mái tóc hoa râm, chuyện khi ông còn nhỏ, ít nhất cũng phải từ sáu bảy mươi năm trước.
“Lúc đó, từ đường là cấm địa, trừ những ngày đặc biệt, ngay cả tộc trưởng cũng không được bước vào từ đường nửa bước. Vào những ngày lễ, chỉ có đàn ông mới được vào…”
Trưởng làng nheo mắt, hồi tưởng lại sự quan trọng của từ đường đối với dòng họ ngày xưa.
Sự thay đổi xảy ra vào những năm phá tứ cựu*, một nhóm người từ dưới núi lên, đập phá từ đường của làng, nói rằng đó là tư tưởng lạc hậu và mê tín. Năm đó, nhiều người trong làng đã xung đột với nhóm người đó, nhưng cuối cùng vẫn không thể chống lại dòng chảy của thời đại, đành nhìn từ đường bị phá hủy, tượng thần bị đốt cháy.
<*Phá tứ cựu: Trong phong trào Cách mạng văn hóa cũ của TQ, Mao Trạch Đông phát động chiến dịch Phá tứ cựu (tiêu diệt 4 cái cũ): phong tục, văn hóa, tập quán, tư tưởng.>
Sau đó, người dưới núi cho rằng tư tưởng của họ cần được cải tạo, gửi vài thanh niên trí thức lên để dạy chữ cho người lớn trong làng, và bắt buộc trẻ em trong làng phải xuống núi học, nhận giáo dục đúng đắn.
Khi những người cố chấp nhất qua đời, những đứa trẻ lớn lên đã quên mất tín ngưỡng của tổ tiên, nhiều người còn cười nhạo chuyện ma quỷ.
Vài năm sau khi không còn phá tứ cựu, làng có sửa lại từ đường, nhưng chỉ để có chỗ an nghỉ cho những linh vị không có con cháu thờ cúng. Cái gọi là vị tổ tiên Hỏa thần của dòng họ Bành, không còn nhiều người tin tưởng nữa.
“Không đúng?”
Khuôn mặt tròn trịa của Sử Nhân đầy nghi hoặc.
“Nếu không phải ngày quan trọng thì ngay cả tộc trưởng cũng không được vào từ đường, vậy ai lo việc thờ cúng hàng ngày?”
Sử Nhân có một bà mẹ tin Phật, anh nhớ rằng việc tín ngưỡng rất quan trọng, ngày nào cũng phải thắp hương cúng bái, nhà nào cẩn thận thì hương khói không bao giờ tắt.
Dòng họ Bành ngày xưa rất sùng đạo, chẳng lẽ không nghĩ đến những điều này sao?
“Có vu nam mà.” (tương tự như vu nữ)
Trưởng làng ném đầu thuốc xuống đất, dùng mũi giày dập tắt.
“Cái lão già này, lại ném đầu thuốc xuống đất rồi, cái gạt tàn con trai mua cho ông chỉ để trưng bày thôi à.”
Vợ trưởng làng bưng bát canh gà từ bếp ra, thấy hành động của trưởng làng, không nhịn được mà mắng ông một câu.
“Thói quen, thói quen rồi.”
Trưởng làng ngượng ngùng nhìn Sử Nhân và những người khác, cảm thấy bị vợ mắng trước mặt nhiều người trẻ cực kỳ mất mặt.
“Trưởng làng, ông có thể kể cho chúng tôi nghe về vu nam không?”
Cố Sở ngồi xuống chỗ trống, bây giờ cô cực kỳ quan tâm đến những chuyện liên quan đến từ đường.
“Được chứ, nhưng đó là chuyện của mấy chục năm trước rồi.”
Trưởng làng đang muốn tìm chuyện để chuyển sự chú ý của họ, thấy Cố Sở quan tâm đến vu nam, lập tức nổi lên hứng thú kể chuyện. <bản chuyển ngữ được thực hiện bởi Amireux - vui lòng không re-up>
“Rất lâu trước kia, vu nam cũng là một truyền thống của dòng họ Bành. Vu đồng chỉ được chọn từ các bé trai, mỗi khi vu nam đời trước cảm thấy đã đến lúc, sẽ chọn một đứa trẻ từ ba đến năm tuổi trong làng, có ngày sinh tháng đẻ phù hợp để phục vụ Hỏa thần.”
Trưởng làng cảm thán, được chọn làm vu nam không phải là việc tốt, vì một khi được chọn, họ sẽ trở thành người hầu của thần linh, cả đời phải cống hiến cho thần.
Không được rời khỏi từ đường, không được kết hôn sinh con, từ lúc được chọn, cuộc đời của họ đã mất đi ý nghĩa sống cho bản thân.
Tuy nhiên, trong thời đại cuồng tín sùng đạo đó, nhiều gia đình có con trai được chọn lại cho rằng đó là vinh dự của gia đình.
“Ngày đó trong làng chỉ có hai đứa trẻ phù hợp tuổi tác, tôi cũng là một trong những đứa trẻ được chọn làm vu đồng nhưng ngũ hành của tôi nặng về thủy, bát tự không tốt, nên thầy vu đã chọn đứa trẻ khác.”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/vo-han-luu-muoi-van-cau-hoi-vi-sao/chuong-11-tu-duong-9.html.]
Mỗi khi nghĩ đến đây, trưởng làng đều cảm thấy mình may mắn.
“Vậy sau khi phá bỏ tứ cũ, thầy vu trong miếu đi đâu?”
Cố Sở truy hỏi.
“Ài——”
Trưởng làng thở dài, sờ vào túi thuốc lá, lại muốn hút.
“Thầy vu già đã cúng bái thần linh suốt nửa đời người, tín ngưỡng rất thành kính, ông không cho người dưới núi đập phá tượng thần, đã đánh nhau với nhóm người đó, cuối cùng vào đêm tượng thần bị đập phá, ông đã tự thiêu mình trong miếu…”
Nhớ lại, thật khiến người ta cảm thấy tiếc nuối, thầy vu già đã ở trong miếu suốt nửa đời người, ngoài việc cúng bái thần linh thì không biết làm gì khác, lại không có vợ con bên cạnh, tượng thần bị đập phá, cũng như đập tan sinh cơ của ông.
“Còn người kia…”
“Người kia chính là Bành Hạnh.”
Vợ trưởng làng bưng một nồi cơm đi tới, vừa nói vừa chia bát đũa cho mọi người.
“Tôi chưa từng gặp ông ấy, khi tôi về làm dâu thì miếu đã bị đập phá từ lâu, nhưng nghe người trong làng kể nhiều chuyện về ông ấy. Bành Hạnh được chọn làm vu đồng từ năm bốn tuổi, ở trong miếu suốt chín năm. Lúc mười ba tuổi ra khỏi miếu, ngoài việc quét dọn và tụng kinh thắp hương, không biết làm gì khác. Gia đình chê ông không làm được việc đồng áng, lại là vu đồng, nên đã đuổi ông ra khỏi nhà.”
Vợ trưởng làng tỏ vẻ thương cảm, gia đình đó thật không ra gì. Khi Bành Hạnh được chọn làm vu đồng, người trong làng đã cho gia đình họ nhiều lợi ích, họ cũng tự hào về Bành Hạnh. Sau này miếu bị đập phá, thân phận trở nên nhạy cảm, gia đình đó sợ con trai liên lụy đến mình, nên đã đuổi con trai ra khỏi nhà.
Không hề quan tâm đến chuyện một đứa trẻ mười ba tuổi, không biết làm việc đồng áng có thể kiếm đủ công điểm nuôi sống mình hay không.
Cũng phải, thời đó nhà nào cũng sinh nhiều con, đối với một đứa trẻ không nuôi được mấy năm, có thể có tình cảm gì chứ.
Sau đó mười mấy năm, cuộc sống của Bành Hạnh cực kỳ khổ sở, hai ba mươi tuổi đầu vẫn không lấy được vợ.
“May mà khổ tận cam lai, sau này thời cuộc thay đổi, Bành Hạnh đi làm công ở nơi khác. Nghe nói năng lượng làm việc không tồi, còn làm được thầu nhỏ, kiếm được tiền rồi lấy vợ, sinh con đẻ cái, bây giờ cũng đã làm ông nội rồi.”
“Đúng rồi ông già, lần này di dời miếu, Bành Hạnh có về không?”
Vợ trưởng làng tò mò hỏi chồng.
Nói cũng lạ, ngày xưa hô hào đập phá, mấy chục năm sau lại nói từ đường này có thể là di tích văn hóa. Bây giờ làng Hỏa Thần phải di dời xuống núi, về việc giữ lại từ đường hay không, chính phủ còn phải cân nhắc. <bản chuyển ngữ được thực hiện bởi Amireux - vui lòng không re-up>
Thân phận của Sử Nhân và những người khác chính là đặc phái viên, kiểm tra xem từ đường có giá trị bảo tồn hay không.
“Về, sao lại không về.”
Lão bà vợ đã bưng cơm lên, trưởng làng chỉ có thể tiếc nuối bỏ điếu thuốc vừa lấy ra vào túi.
“Ài, trước đây nghĩ từ đường đã hoang phế, thật sự phải phá bỏ, còn có chút không nỡ. Chúng ta đều nghĩ vậy, huống chi là Bành Hạnh, dù năm đó có phải chịu khổ vì thân phận vu đồng đi chăng nữa. Dù sao cũng đã ở đó chín năm trời, trong từ đường còn thờ linh vị của thầy vu già đã nuôi dưỡng ông ấy, kiểu gì cũng phải đến cúng bái.”
“Ăn cơm ăn cơm, mọi người tự lấy nhé, ăn chưa no thì trong nồi còn. Con gà này là gà mái già nhà nuôi, thịt dai, bổ dưỡng lắm.”
Cơm canh đã dọn lên, trưởng làng nhiệt tình mời mọi người ăn cơm.
“Trước đây tôi liên lạc với Bành Hạnh, ông ấy đã đến huyện, chỉ là đường lên núi bị chặn, đợi đường thông rồi ông ấy mới lên núi được. Nếu mấy người quan tâm đến vu nam, đợi Bành Hạnh lên núi, tôi sẽ giới thiệu ông ấy cho mọi người.”
Amireux - thơ thẩn giữa đời...
(vui lòng không reup)
Bọn họ đã chạy đông chạy tây bên ngoài cả ngày, thực sự cũng đã đói.
Dù trên cổ luôn có một con d.a.o vô hình treo lơ lửng, nhưng cũng không thể để mình c.h.ế.t đói. Nghĩ bi quan thì dù tối nay có chết, ít nhất cũng phải làm một con ma no.
Với suy nghĩ đó, Vu Hồng và những người khác miễn cưỡng cười lịch sự, cầm bát bắt đầu lấy cơm.