Thường Phương Trạch thương con gái, nên cũng sẽ đối tốt với con rể.
Bà ấy gắp nhiều thức ăn cho Giang Hành, lo lắng bát của anh quá đầy khó ăn, còn đặc biệt bảo Ninh Dương lấy thêm một cái bát nữa.
Giang Hành nói cảm ơn.
Ninh Chí Bình cười xua tay: “Người một nhà nói cảm ơn cái gì?”
Thức ăn rất ngon.
Giang Hành cúi đầu ăn từ tốn, cảm nhận sự ấm áp lúc này, đây là sự ấm áp đến từ bậc cha mẹ.
Anh đã quen làm người đứng đầu gia đình, rất ít khi trở thành người nhỏ tuổi trong nhà như bây giờ. Cảm giác này quá xa lạ, nhưng lại nhanh chóng thích ứng.
Điều anh không nhận ra là, trong khoảnh khắc này, Ninh Kiều đang lén nhìn anh.
Ngày đó ở tứ hợp viện tại Kinh Thị, bọn họ đã cùng đọc nhật ký của mẹ Giang Hành.
Ninh Kiểu nghe ông cụ Giang kể rằng sau khi Thẩm Hoa Lâm rời đi, Giang Nguyên và Giang Kỳ đều có lúc khóc lớn, chỉ riêng Giang Hành là không. Không sụp đổ, không than vãn, như thể trong cuộc đời anh chưa từng có sự hiện diện của mẹ.
Về tâm trạng của Giang Hành cách đây mười mấy năm, Ninh Kiều không thể biết được.
Cô chỉ biết, lúc này, mặc dù doanh trưởng Giang không nói gì nhiều, nhưng nhất định là rất vui.
Nếu đã vậy.
Cô sẽ cho doang trưởng Giang mượn cha mẹ một lúc.
Nhà họ Ninh đã chấp nhận anh, giống như các em ở đảo, sớm đã coi cô là người trong nhà.
————————————
Ninh Kiều hiếm khi về, dự định sẽ ở bên gia đình nhiều hơn.
Nhưng Thường Phương Trạch chỉ cần ngước mắt lên là nhận ra mọi điều. Hơn nửa năm sống cùng nhau, có thể thấy mối quan hệ của hai vợ chồng ngày càng tốt hơn, nhưng vẫn chưa đến mức nị oai.
Ở khu người nhà quân khu trên đảo có ba đứa trẻ, hai người rất khó có cơ hội ở riêng.
Bây giờ Thường Phương Trạch định tạo thêm thời gian riêng cho họ.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/trong-sinh-thanh-my-nhan-om-yeu-trong-nien-dai-van/chuong-257.html.]
Trên đảo không có rạp chiếu phim, nhưng ở An Thành thì có.
Thường Phương Trạch kiếm hai vé xem phim cho họ, để họ tự đi xem phim, người trẻ cần có những thú vui của người trẻ.
Giang Hành cầm vé xem phim: “Là mẹ tự ra ngoài mua vé xem phim sao?”
“Nghe chị dâu nói, sau khi em ra đảo, cha mẹ thường xuyên ra ngoài xem phim.” Ninh Kiều cười nói, “Thời thượng hơn cả chúng ta.”
Hai người cùng đi đến rạp chiếu phim.
Trời đã tối, tháng sáu ở An Thành, ngay cả gió thổi vào buổi tối cũng nóng bức.
Bọn họ nói nhiều chuyện.
Lần đầu tiên, Ninh Kiều nghe Giang Hành kể về bà nội của anh.
Ông bà nội của Giang Hành có tình cảm rất tốt.
Hồi đó, gia cảnh bà nội rất tốt, còn nhà ông nội thì rất nghèo. Thân phận chênh lệch lớn như vậy, nhưng bọn họ vẫn vượt qua mọi rào cản để đến với nhau. Người nhà không đồng ý, bà nội liền cãi lại, cãi đến mức chuyển ra ngoài ở, không bao giờ quay lại.
Hồi trẻ nhà nghèo, không ai giúp đỡ, hai vợ chồng dựa vào chính mình. Để cung cấp cuộc sống tốt hơn cho vợ con, ông nội của Giang Hành rất nỗ lực, thắng vài trận chiến, và thăng tiến quân hàm ngày càng cao.
Khi ông nội lên quân hàm cao, trợ cấp cũng tăng lên, ông nội không để bà nội chịu khổ, cái gì cũng muốn dành cho bà nội những điều tốt nhất. Thời đó, đài radio rất hiếm và đắt, ông nội biết bà nội thích, mua một cái cho bà nội, nhân lúc bà nội ngủ, lén đặt nó bên gối bà nội.
Bọn họ tưởng rằng cuộc sống sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, cả gia đình ba người sẽ mãi mãi hạnh phúc bên nhau.
Nhưng hạnh phúc không kéo dài, bà nội đã ra đi sớm vì lý do sức khỏe.
Sau này, cũng có người mai mối cho ông cụ Giang, nhưng ông cụ không đồng ý.
Nhiều lần, ông cụ nói với cháu gái rằng, sau này chọn người yêu phải nghe lời gia đình, đừng để tình yêu làm mờ lý trí mà rước khổ vào thân. Ông cụ luôn nghĩ rằng, việc vợ mình ra đi sớm là do khi còn trẻ đã chịu quá nhiều khổ cực, làm hại sức khỏe…
Nhưng Giang Quả Quả còn nhỏ, không hiểu gì, chỉ mê mẩn chơi với chiếc đài radio đã hỏng.
"Sau khi bà nội mất, ông nội rất ít nhắc đến, nhưng chiếc đài radio thì không bao giờ rời tay." Giang Hành nói khẽ, "Ông nội rất chiều Quả Quả, cái gì cũng sẵn lòng mua cho cô bé. Chỉ riêng chiếc đài radio đó, dù cô bé năn nỉ thế nào, ông nội cũng không đồng ý."
Ninh Kiều có ấn tượng về chiếc đài radio đó.
Nó rất cũ, nhưng được đặt ngay ngắn ở đầu giường của ông cụ tại Càn Hưu Sở, không hề bám bụi.