Còn lúc này, hắn đang khệ nệ vác đồ, bị tôi xua đuổi đi, bộ dạng chật vật đến thảm hại.
“Tôn Mạn Linh, cô đừng có mà hối hận!”
Tôi khoanh tay, nở nụ cười chế giễu:
“Ai hối hận còn chưa chắc đâu.”
Trương Khánh An là người sĩ diện, nên hắn sẽ không dễ dàng quay lại dây dưa với tôi.
Cũng tốt. Nhẹ gánh cho tôi, để tôi toàn tâm toàn ý lo chuyện mở sạp buôn bán.
Giờ buôn bán ngoài đường vẫn chưa được công nhận, nhưng sắp tới sẽ bùng nổ thành làn sóng lớn.
Những người đầu tiên “xuống biển” đều đã kiếm được bát cơm đầy thịt.
Tôi có cơ hội sống lại một lần nữa, đương nhiên không thể bỏ lỡ.
Dù không vì mình, tôi cũng phải vì San San mà cố một phen.
Con bé, ngoài tôi ra, chẳng còn ai để dựa vào cả.
Tôi lôi chiếc máy may hồi môn của mẹ tôi tặng ra, bụi phủ dày đến mức làm tôi sặc đến nỗi mở mắt không nổi.
Năm xưa Trương Khánh An cưới tôi, không bỏ ra một đồng.
Hắn luôn thấy chiếc máy may này là sự sỉ nhục từ nhà vợ, nên kiên quyết không cho tôi động đến.
Tôi quen tay cắt vải, xỏ chỉ, nhanh chóng may được một chiếc áo mới giống hệt mẫu trên tạp chí, rồi mang sang nhà bên cạnh.
Tôi làm ở nhà máy sợi, còn Triệu Tú Kiều làm ở nhà máy dệt.
Cô ấy mặc thử chiếc áo tôi làm, soi gương xoay vài vòng, mắt sáng rỡ:
“Chị Tôn, tay nghề của chị giỏi thật đấy!”
Tôi mỉm cười xã giao đôi câu, rồi rụt rè nói ra suy nghĩ bày sạp của mình:
“Bên nhà máy dệt các cô mỗi tháng được phát phiếu vải, tôi muốn mua lại phiếu vải của cô, rồi lấy vải ấy may đồ đem bán. Cô xem thử…”
Nói rồi, tôi lo lắng vân vê góc áo bạc màu của mình, lòng không khỏi thấp thỏm.
Ai ngờ Triệu Tú Kiều lập tức đồng ý:
“Không sao đâu, em ủng hộ chị!”
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Nói xong, cô ấy còn liếc nhìn ra ngoài cửa sổ, rồi ghé sát tai tôi thì thầm:
“Chị Tôn à, lẽ ra chị nên ly hôn từ lâu rồi!”
“Nhà thầy Trương quá đáng lắm!”
Tôi không ngờ, người duy nhất thật lòng hiểu tôi, lại là một người chỉ mới quen biết chưa đầy một tháng.
Sống mũi cay cay, tôi vội lảng sang chuyện khác, bảo cô ấy soi gương thêm chút nữa để che đi xúc động của mình.
Sau khi hẹn xong với Triệu Tú Kiều, tôi nhanh chóng may thêm vài bộ quần áo.
Lúc được nghỉ ca, tôi gói đồ trong cái giỏ tre, lấy vải dày che lên, rồi lén lút đi đến con hẻm sau chùa Bạch Mã.
Lúc đầu, tôi chỉ dám rụt rè rao hàng, tiếng rao yếu ớt nhanh chóng bị tiếng hô bán của mấy người khác lấn át.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeydtruyen.com/tro-ve-nhung-nam-80-toi-da-bay-ga-chong-mau-muc/chuong-4.html.]
Tôi cắn răng, quẳng hết liêm sỉ, bắt chước họ gào lên mời chào khách.
Thấy công an tới, tôi cũng học theo người ta, ôm lấy hàng hóa chạy bán sống bán chết.
Một ngày trôi qua, tóc tai rối bù, người dính đầy bụi đất, nhưng tôi lại kiếm được tận ba mươi đồng – gần bằng hai tháng lương ở nhà máy sợi!
Tôi cầm số tiền ấy, cười đến rưng rưng.
Tôi đem tiền và phiếu vải đến tiệm, mua thêm một mớ vải mới.
Còn đặc biệt chọn một tấm vải xanh chấm bi thật đẹp tặng Tú Kiều, định bụng sẽ may cho cô ấy một chiếc áo blouse – xem như lời cảm ơn chân thành vì đã giúp đỡ tôi, cả trong việc bán phiếu vải lẫn chăm sóc San San.
Nhưng khi tôi đang hí hửng xách đồ về, vài cảnh sát từ đâu xông ra, đè tôi xuống đất.
Họ lật tấm vải che trên giỏ tre, nói tôi phạm tội “đầu cơ tích trữ”, rồi áp giải tôi đi.
“Chúng tôi nhận được tố cáo đích danh, nói cô bán quần áo thành phẩm. Nhưng vì là lần đầu, lại chưa có chứng cứ xác thực, nên lần này chỉ tịch thu toàn bộ vải vóc. Lần sau thì không nhẹ tay đâu.”
Tôi như người mất hồn lê bước về nhà, thì thấy Triệu trưởng ca đang đứng chờ ngoài sân.
“Tôn Mạn Linh, chuyện cô đầu cơ buôn bán, bên nhà máy đã biết rồi. Giờ quyết định đuổi cô, nhà này cũng là nhà của nhà máy, sẽ bị thu hồi. Mau thu dọn đi.”
Câu nói ấy như nhát d.a.o cuối cùng c.h.é.m đứt toàn bộ sự cố gắng của tôi.
Tôi không hiểu nổi, rốt cuộc là tôi sai ở đâu?
Bỗng dưng, tôi nhớ lại lời của viên cảnh sát lúc trước – “tố cáo đích danh”.
Tôi túm c.h.ặ.t t.a.y áo của Triệu trưởng ca, chất vấn đầy giận dữ:
“Ai tố cáo tôi? Ai?!”
Triệu trưởng ca bị tôi dọa cho giật mình, cố gắng gỡ tay ra, nhưng tôi bấu chặt không buông, khiến hàng xóm lũ lượt kéo ra xem náo nhiệt.
Không còn cách nào, ông ta chỉ đành thở dài:
“Cô tự đi mà hỏi thầy Trương nhà cô.”
Nghe tiếng ồn ào, Triệu Tú Kiều bế San San từ trong nhà ra, vừa hay thấy tôi quay đầu bỏ chạy, vội vàng gọi với theo.
Nhưng tôi không dừng lại dù chỉ một bước.
Tôi lao thẳng vào ký túc xá trường học, túm cổ áo Trương Khánh An, gào lên:
“Tại sao anh lại tố cáo tôi?!”
Hắn chẳng hề tỏ ra hối lỗi, chỉ đẩy nhẹ gọng kính vàng trên sống mũi.
“Tôi làm vậy… cũng là vì tốt cho cô thôi.”
“Nếu hôm nay không có phụ huynh mua đồ từ sạp của cô, tôi còn chẳng biết cô lại làm ra chuyện xấu hổ như thế. Truyền ra ngoài thì còn mặt mũi nào nữa?”
“Cô định để San San có một người mẹ xấu xa, như cái u nhọt trong đời con bé à?”
Trong phòng, đồng nghiệp thấy không khí căng thẳng liền khoác áo, rón rén muốn lặng lẽ rời đi, nhưng bị tôi quát lớn chặn lại.
Tôi nhìn Trương Khánh An với ánh mắt đầy ý vị:
“Tôi là u nhọt sao?”
“Tôi làm tất cả chỉ để San San được no bụng. Còn anh thì sao?”