Thập Niên 70 Xuyên sách thành vợ của phản diện - Chương 184 - Thiên Vị
Cập nhật lúc: 2024-04-18 18:45:28
Lượt xem: 2,460
Tạ tam tẩu Chu Tiểu Huy lạnh mặt một bên nhìn cô ta khoe khoang, trong lòng thì càng ngày càng lạnh.
Lúc trước nhà mẹ đẻ của cô ấy xảy ra chuyện nên muốn vay tiền Tôn Mai vay tiền nhưng đến cả mười đồng bà ấy cũng luyến tiếc lấy ra, nhưng thật ra bây giờ lại có thể lấy tiền ra mua radio.
“Được rồi, người ta không cho nghe, đi thôi đi thôi, cũng chỉ là một khối thiết có thể nói và hát thôi.”
“Những từ ê ê a a này tôi cũng cảm thấy thú vị, lão Trương, ông ra vào hai lần xem nào.”
“Đi đi đi, đi ra ngoài nghe ông gào.”
Lúc này trên radio đang bật kênh kể chuyện, cò là một câu truyện cũ không có gì đặc sắc. Sau khi người trong thôn xem náo nhiệt đủ thì cũng rời khỏi nhà họ Tạ.”
Hứa Diễm Lan ôm radio trở về phòng của cô ta và lão nhị, cô ta tính toán sau khi con và chồng trở về thì cho hai người đó nghe radio. Cô ta phải vặn âm thanh nhỏ nhất có thể, những người khác trong nhà họ Tạ muốn nghe thì phải đến cầu xin cô ta.
Cô ta đắc ý dào dạt mà ôm cánh tay, đánh bàn tính nhỏ thập phần khôn khéo.
Lúc này, Tôn Mai đi từ trong phòng ra, khi nhìn thấy Hứa Diễm Lam thì bà ấy lạnh mặt, sai sử nói:
“Vợ lão nhị, cô đi giặt mấy bộ quần áo cũ đi.”
Hứa Diễm Lam sửng sốt.
“Con đi giặt?”
Quần áo bẩn của những đàn ông trong nhà không phải lão đại giặt thì cũng là lão tam lão ngũ giặt, làm sao cũng không thể đến lượt cô ta giặt.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/thap-nien-70-xuyen-sach-thanh-vo-cua-phan-dien/chuong-184-thien-vi.html.]
Phần lớn quần quần áo của lão ngũ đều do cậu ta tự giặt, quần áo của ông Tạ, lão nhị, lão tam đều do những người con dâu khác giặt. Sau một ngày, quần áo toàn là mùi bùn hôi khiến người khác không chịu nổi, đặc biệt là quần áo của ông Tạ và lão tam.
Chỉ cần nói tiếp là có thể ngửi ra những mùi vị đó.
Truyện này được đăng trên web monkeyD, xin hãy đọc web chính chủ để ủng hộ công sức của dịch giả. Search tên truyện + monkeyD
Từ sau khi Hứa Diễm Lan gả vào nhà họ Tạ, ngoại trừ mấy tháng đầu kia ra cũng chưa từng giặt quần áo lần nào nữa.
Vậy mà bây giờ Tôn Mai lại kêu cô ta đi giặt quần áo…
Tôn Mai trợn mắt liếc cô ta một cái: "Cô không giặt thì cô nghĩ ai sẽ giặt đây? Chẳng lẽ cô không phải con dâu nhà họ Tạ sao".
Hứa Diễm Lan cãi lại: "Tô Hiểu Mạn đó, cô ta cũng không giặt mà!"
"Cưới Tô Hiểu Mạn không tốn một xu tiền nào, nếu không thì cô cũng đưa tiền cưới của cô ra đây".
Bây giờ Tôn Mai nhất định phải bắt cái người đàn bà phá của này làm việc nhà, dạy dỗ cô ta, để cô ta không còn vênh mặt lên được nữa.
Hứa Diễm Lan đành phải đi đến bên cạnh giếng nước, giặt sạch quần áo của những người đàn ông thúi này, chờ đến khi anh hai Tạ về mới tỏ vẻ oan ức mà tố cáo với anh ta, nói tự nhiên mẹ lại bắt cô ta giặt quần áo: "Em gả đến đây lâu như vậy rồi, nhưng còn chưa có mấy lần phải giặt quần áo đâu".
Anh hai Tạ nghe xong, ngay lập tức đi tìm Tôn Mai.
Tôn Mai mới từ chỗ ở của thanh niên trí thức về, trên đường đi còn gặp được Khương Yến Đường, lúc này bà ta đang cảm thấy rất vui vẻ, kết quả vừa về đến nhà thì anh hai Tạ đã đi đến trước mặt bà ta nói đến chuyện của Hứa Diễm Lan.
Trước kia anh hai Tạ là đứa con mà bà ta thích nhất cũng thiên vị cho anh ta nhất là vì cảm thấy anh ta rất giống với bà ta, cũng là đứa con giỏi giang nhất trong mấy đứa con trai của bà ta, còn học được một chút văn hoá nên cũng ưu tú hơn rất nhiều so với người trong thôn nên đáng giá để bà ta thiên vị hơn.
Nhưng mà bây giờ… Tôn Mai đã phát hiện mình còn có một đứa con trai nữa lại càng giỏi giang, càng ưu tú hơn, đó lại còn là đứa con trai út thất lạc đã nhiều năm của bà ta. Hiện giờ đứa con trai út này xuất thân lại còn tốt, học thức cũng cao, cho dù so với những thanh niên trí thức trong thành cũng xuất sắc hơn nhiều, so với Khương Yến Đường thì anh hai Tạ không bằng một góc, hai người bọn họ đúng là khác nhau một trời một vực.
Về sau Khương Yến có thể được đi học đại học, sẽ có thể được làm việc ở trong thành, còn anh hai Tạ thì sao, cũng chỉ là một giáo viên dạy thay ở trường tiểu học trong thôn để kiếm cơm qua ngày mà thôi.