Thập niên 70: Quân tẩu đanh đá ngược tra vả mặt - Chương 230
Cập nhật lúc: 2024-11-12 20:44:36
Lượt xem: 30
Mì của hai mẹ con bọn họ cũng đã nấu xong, Bạch Thủy Tiên bưng hai chén mì sợi ra, hỏi con rể: “Tĩnh Xuyên, con có muốn ăn thêm mì không?”
“Dạ thôi mẹ, một chén to như thế là đủ rồi.”
Lục Tĩnh Xuyên bưng chén mì ăn ngấu nghiến, vừa ăn vừa cảm thán: “Lúc trước con chưa từng ăn mì cá lần nào, hôm nay là lần đầu tiên, ngon thật đó.”
Cá dùng để hầm canh cá sáng nay là do cô câu được ngày hôm qua, có lẽ là vì cô đã bỏ vào trong không gian nuôi một buổi tối, cho nên vị lại càng ngon hơn, đầu cá xương cá hầm thành canh, nước canh thơm nồng có màu trắng đục như sữa, thơm ngon miễn bàn, ba người ăn sạch sẽ cả mì lẫn nước canh.
Lục Tĩnh Xuyên ăn sáng xong, dùng tốc độ khi chạy đua tám trăm mét để lao đến sân huấn luyện, bắt đầu buổi huấn luyện khắc nghiệt ngày hôm nay.
Hôm nay hai mẹ con bọn họ sẽ đến thành phố để lấy ảnh, cơm nước xong đóng cửa lại, vội vội vàng chạy ra ngoài bắt xe buýt công cộng.
Đến cửa hàng chụp ảnh, thợ chụp hình đang ở trong phòng rửa ảnh, còn cần chờ thêm nửa tiếng đồng hồ, Bạch Thủy Tiên tính đi ra ngoài dạo một vòng nói: “Linh Lung, con ở chỗ này chờ đi, mẹ thấy bên cạnh có một cái công viên nhỏ, mẹ đi qua đó dạo thử, nửa tiếng sau lại đây tìm con.”
“Dạ được, mẹ nhớ chú ý cẩn thận.”
Trực giác mách bảo Cung Linh Lung là mẹ có tâm sự gì đó, nhưng bà không chủ động nói, cô cũng không tiện hỏi nhiều.
Bạch Thủy Tiên đúng là có tâm sự, cũng không muốn nói cho con gái, đi ra khỏi tiệm chụp ảnh, đi đến sạp báo ven đường mua mấy tờ báo mới nhất ngày hôm nay, sau đó mới đi đến công viên ở đối diện.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/thap-nien-70-quan-tau-danh-da-nguoc-tra-va-mat/chuong-230.html.]
Công việc được xây dựng dựa núi gừng sông, cây xanh hai bên đường tươi tốt xanh um, giữa công viên là một hồ nước nhỏ, hồ nước trong suốt thấy đáy, giữa hồ còn có một cái đình hóng gió, một hành lang uốn lượn dẫn đến đình hóng gió, lúc này có không ít người già ngồi ở đình hóng gió ngắm cảnh chơi cờ.
Trên hành lang dài có không ít chỗ trống, Bạch Thủy Tiên đi qua đó ngồi xuống, lấy ra tờ báo chí vừa mới mua được ra xem.
Bà vừa mới ngồi xuống không được bao lâu, có hai người phụ nữ trung niên khác cũng lại đây ngồi xuống, trên tay hai người còn xách theo túi đựng len sợi, hai người lấy ra kim bắt đầu đan len, vừa đan vừa bắt đầu nói chuyện phiếm.
“Bà hay tin gì chưa, ngày hôm qua mẹ vợ của phó thị trưởng Tiết bị đưa đến viện điều dưỡng, nghe nói bà cụ kia mắc phải rất nhiều bệnh, được chuyển thẳng từ bệnh viện đến viện điều dưỡng luôn.”
Hai người bọn họ nói chuyện nhà linh tinh trước, Bạch Thủy Tiên cũng không tập trung lắng nghe, nhưng những lời này của bà ấy, bà lại nghe được rất rõ ràng.
Hai người phụ nữ kia cũng không để ý đến bà, người còn lại tiếp lời nói: “Tôi nghe ông cụ Nghiêm nói chiều ngày hôm qua đã đưa đi rồi, bà ấy còn chưa tê liệt đâu, nhưng mà lại đau đến mức không thể nào nhúc nhích nổi, bệnh viện có kê đơn thuốc nhưng hiệu quả lại không tốt cho lắm, con cháu trong nhà đều phải đi làm, chỉ có thể đưa bà ấy đến viện điều dưỡng ở thôi.”
“Haizz, người già rồi, lắm bệnh tật. Con cháu nhà bà ấy đều có tiền đồ, bị bệnh còn sẽ bỏ tiền đưa đến viện điều dưỡng mời người chăm sóc, sau này chúng ta già rồi, nếu như tê liệt nằm trên giường không nhúc nhích được, có lẽ muốn uống miếng nước cũng khó.”
“Gia đình của người ta như thế nào, gia đình của chúng ta lại là thế nào chứ, đi so sánh với người khác thì chỉ có mà tức chết.”
“Nhưng mà nói đi cũng phải nói lại, viện điều dưỡng cũng không tốt như trong tưởng tượng đâu, tôi nghe ông cụ Nghiêm nói, người ở bên trong đều là các cán bộ lớn tuổi đều đã về hưu, có một vài người có con cháu hiếu thảo, lâu lâu sẽ đến thăm hỏi vài câu, gặp phải mấy đứa bất hiếu, quanh năm suốt tháng cũng không gặp được mấy lần, chỉ có ăn tết mới có thể đón bọn họ về ở vài ngày, thật ra cũng thật sự rất cô đơn đáng thương.”
“Đây nè, mấy ông cụ ngồi trong đình hóng gió đánh cờ đều là người ở trong viện điều dưỡng đó. Tôi nghe nói con cái của bọn họ chẳng có hiếu gì cả, mấy ông bà già gắn bó chung sống với nhau, tội nghiệp lắm.”
“…”