Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

THÂN LÀ CHẤT NỮ MÀ PHẢI ĂN NHỜ Ở ĐẬU - Chương 167: Hội hoa đăng

Cập nhật lúc: 2024-10-24 00:53:21
Lượt xem: 1

 

 

Bạch Thiển còn chưa nói gì, Đậu Tư Võ đã vội chắn trước người nàng, nặng nề gọi:

- Nương!

Thế nhưng Đậu phu nhân không nhìn nhi tử, chỉ lo đỡ Yên tiểu thư đang té ngã dưới đất, lo lắng hỏi:

- Có sao không? Con không bị làm sao chứ?

Yên nhi tựa hồ bị đẩy ngã khá mạnh, nhưng cố gắng tỏ ra không có chuyện gì nói:

- Con không sao, dì đừng tức giận, con nghĩ có lẽ nàng ấy cũng không cố ý đụng vào con....

Lời nàng ta nói ngoài mặt thì tỏ rõ bản thân hiền lành rộng lượng, nhưng mặt khác cũng lại ngầm khẳng định bản thân đúng là bị Bạch Thiển đẩy ngã.

Nếu đổi một trường hợp khác, Bạch Thiển có khi cũng chẳng muốn nhiều lời với kẻ giả nhân giả nghĩa này, cứ giơ chân đạp cho nàng ta một phát là xong việc, để cho nàng ta biết thế nào mới là thương gân động cốt.

Thế nhưng Bạch Thiển lúc trước đã nghe Đậu Tư Võ nói là mẫu thân hắn mắc bệnh, không được tức giận. Nàng cũng không muốn cước vừa hạ xuống, đã khiến Đậu phu nhân đang sống sờ sờ bị tức chết, khiến Đậu Tư Võ thành kẻ không mẫu thân. Cho nên nàng lựa chọn quay đầu đi, nhìn cũng không thèm nhìn vị biểu muội yếu đuối kia. Trong lòng thầm nghĩ nhịn cơn tức này xuống, lập tức hồi hành cung cho bớt việc.

Thế nhưng Khương Tú Nhuận lại không chịu được khi thấy Bạch Thiển bị oan ức. Huống hồ tình cảnh lúc này mà rời đi, càng khiến Đậu phu nhân có ấn tượng xấu về Thiển nhi.

Khương Tú Nhuận bước tới, nhíu mày kéo tay áo Thiển nhi, rồi nói:

- Bạch tướng quân, sao trên tay áo lại thiếu một viên trân châu vậy?

Bạch Thiển thầm nghĩ: "Không phải vừa bị ngài giật xuống nhét vào trong túi áo à???"

Nghĩ thầm vậy, nhưng hai người rất ăn ý, Bạch Thiển liền tỏ ra khó hiểu nói:

- Kỳ quái, vừa nãy vẫn còn, sao giờ lại không thấy đâu?

Nghe thấy vậy, Khương Tú Nhuận nghiêm mặt quay đầu nhìn "Yên biểu muội":

- Xin hỏi vị cô nương này, có nhìn thấy viên trân châu trên tay áo tướng quân không? Hạt châu kia quý giá vô cùng, chính tay đương kim bệ hạ ân thưởng cho, nếu làm mất sẽ bị quy tội mạo phạm long nhan.

Đậu phu nhân nghe xong, vội nói:

- Rõ ràng là nàng ta đụng vào Yên nhi, làm sao giờ còn quay ra đòi Yên nhi trân châu chứ?

Khương Tú Nhuận ngược lại vẫn tỏ ra hoà nhã, cười nói:

- Vị cô nương này nếu không cẩn thận va phải làm rớt viên trân châu trên tay áo Bạch tướng quân, chỉ cần trả lại là được. Quay về ta lệnh thị nữ khâu lại là được.

Nàng lời nói cử chỉ tuy rộng lượng khách khí, thế nhưng từng chữ đều chỉ thiếu nước biến thành con d.a.o khắc chữ "Tặc" lên người tiểu biểu muội Đậu gia.

Đậu phu nhân không ngờ vị vương nữ Ba quốc vô lại như vậy, mở miệng là vu oan giá hoạ cho người khác. Phẫn nộ giơ tay chỉ vào Khương Tú Nhuận.

Thế nhưng Khương Tú Nhuận không Đậu phu nhân phát bệnh, quay ra hỏi đồng môn hiện đang làm đương sai Hình bộ:

- Ta là nữ vương Ba quốc khách của Tề triều, Bạch tướng quân tuỳ hành của ta thân phận cũng hiển quý. Giờ có kẻ tại Tề quốc mạo phạm sứ giả, đáng bị tội gì?

Đồng môn đó cũng là người có ánh mắt, lưu loát đáp:

- Kẻ mạo phạm nhẹ thì quất hai mươi roi, nặng thì bị bắt lưu đày... Nếu có hành vi trộm cắp, tuỳ theo giá trị mà định đoạt.

Đậu phu nhân nghe vậy nghẹn họng không nói được gì. Bà ta nghe nói vị nữ vương này được lòng thánh thượng, ngài sủng ái có thừa.

Việc Yên nhi va chạm với Bạch Thiển, vốn cũng chỉ là chuyện nhỏ, nhưng lại bị vii nữ vương Ba quốc này nháo tới tận Hình bộ, lúc đó người bị thiệt chắc chắn là Yên nhi.

Suy nghĩ kĩ càng, Đậu phu nhân đành phải nén giận nói:

- Vừa rồi chỉ là vô tình, Yên nhi nào nhìn thấy viên trân châu nào, có khi rơi ở đâu đó quanh đây, còn xin Bạch tướng quân thử tìm một chút.

Khương Tú Nhuận nể mặt Đậu Tư Võ, cũng không muốn ở đây huyên náo với Đậu phu nhân, chỉ khẽ mỉm cười nói:

- May có Đậu phu nhân hiểu lí lẽ, quả nhiên danh bất hư truyền, nếu hai bên đều là vô ý, vậy cũng không cần tạ lỗi nữa, ta tự phái người tìm hạt châu là được.

Nói xong, nàng liền dẫn Bạch Thiển nghênh ngang rời đi.

Đậu Tư Võ cũng muốn đi theo, lại bị Đậu phu nhân đè giọng gọi lại, nén giận nói:

- Định đi đâu vậy? Là cảm thấy ta chưa bị tức c.h.ế.t nên không thèm quan tâm hả?

Đậu tiểu tướng quân ngược lại biết sức khoẻ mẫu thân không tốt có khi thực sự bị mình chọc giận tức chết, đành thành thật ở lại. Người tựa vào cửa sổ đưa mắt nhìn bóng lưng Bạch Thiển trên phố càng lúc càng xa.

Sau khi rời khỏi tửu lâu, Khương Tú Nhuận không nhịn được muốn khuyên bảo Bạch Thiển.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/than-la-chat-nu-ma-phai-an-nho-o-dau/chuong-167-hoi-hoa-dang.html.]

Nhưng Bạch Thiển lại dáng vẻ bình tĩnh, còn khuyên ngược lại Khương Tú Nhuận:

- Chủ tử yên tâm, loại đ.â.m chọc sau lưng mưu mẹo gian dối đó sao ta phải để trong lòng? Biểu muội của hắn là kẻ nhỏ nhen, chẳng có gì vẻ vang cả. Tương lai nếu Đậu Tư Võ thực sự bị mẫu thân ép cưới nàng ta chắc khó mà hạnh phúc được.

Khương Tú Nhuận không ngờ tới Bạch Thiển có thể nghĩ thoáng vậy, trong lòng không khỏi đồng tình với Đậu Tư Võ.

Dòng người trên phố đều dần di chuyển về phía cửa thành, Khương Tú Nhuận nghe thấy bên cạnh có người nói hôm nay trong cung cũng ra ngoài cùng bách tính thả ngự đăng*, đồng thời còn biểu diễn cả cung hí. Cung hí bình thường chỉ biểu diễn cho Hoàng đế và phi tần, thi thoảng sẽ có trọng thần hoặc thần tử thân cận được hoàng đế mời cùng nhau thưởng thức.

*Ngự đăng: Đèn vua

Chính là hôm nay, Tề vương phá lệ phái một gánh hát từ trong cung ra, biểu diễn cho bách tính Tề triều. Dân chúng tất nhiên là muốn được chiêm ngưỡng phong thái của cung hí như thế nào, nên mọi người đều kéo nhau về phía cổng thành xem kịch.

Khương Tú Nhuận cũng theo dòng người đi tới cửa thành, ở đó đã dựng sẵn hí lầu cao, phía dưới là bách tính vây quanh. Khương Tú Nhuận chỉ có thể dừng lại ở phía xa. Hí lâu khá cao, nên đứng ở xa vẫn có thể nhìn thấy.

Khương Tú Nhuận đứng một lát, liền thấy chủ gánh hát bước lên hí lâu nói Tề đế muốn vui cùng dân chúng, nên đặc biệt mệnh cho bọn họ xuất cung biểu diễn cho bách tính thưởng thức.

Chủ gánh nói xong liền lui xuống, cung hí lập tức mở màn. Người đầu tiên lên đài là một nữ tử mặc váy áo Ba quốc, trên váy có thêu kim tuyến cùng hoa mẫu đơn vô cùng hoa lệ.

Nhìn thoáng qua Khương Tú Nhuận liền nhận ra bộ lễ phục của cô nướng trên đài đang mặc có mấy phần giống với bộ lễ phục khi nàng dùng khi vừa tới Lạc An.

Khương Tú Nhuận có chút kinh ngạc, tiếp tục xem tiếp, thị nữ của vị nữ tử bưng lên một chiếc khay, trên khay chính là tỏi lê đặc sản của Ba quốc.

Hóa ra họ đang diễn cảnh nữ vương Ba quốc chẳng ngại đường sá xa xôi tiến vào Tề quốc, cứu rỗi bách tính Tề triều đang bị dịch bệnh hoành hành.

Nội dung trên sân khấu diễn sống động, khiến cho dân chúng đứng vây quanh cũng thổn thức cảm động. Mà người biên soạn vở kịch này hiển nhiên là có thêu dệt vài chỗ.

Tỉ như khi nữ vương Ba quốc trên đường tới đây, gặp phải đạo tặc, mà đám đạo chích kia không cần gì khác, chỉ đòi quả thánh nữ. Nhưng thủ hạ nữ tướng quân theo bảo hộ nữ vương anh dũng vô địch, đánh cho bọn đạo tặc phải bỏ chạy.

Lại tỉ như diễn cảnh khi qua sông, dưới lòng sông có rùa khổng lồ thành tinh muốn lật thuyền, nhằm cướp lấy thánh quả đắc đạo thành tiên. May mắn nữ vương cơ trí, sai người trộn thuốc mê vào trong nhân bánh bao thả xuống sông, khiến con rùa tưởng đó là thánh quả, liền nuốt vào bụng sau đó ngủ say, nữ tướng quân lúc này mới xuống sông g.i.ế.c c.h.ế.t rùa tinh.

Nếu là diễn một vở kịch khác, thể loại thần quái hoành hành, Khương Tú Nhuận rất vui vẻ mà xem. Thế nhưng vở kịch này lại diễn về bản thân nàng, đã thế tình tiết còn phóng đại khoác lác, không khỏi làm người ta nghi ngờ rằng vở kịch này do tên tú tài cổ hủ nào đó viết ra.

Không thể xem tiếp được nữa, Khương Tú Nhuận cùng Bạch Thiển đều cảm thấy vở kịch này hoang đường, Bạch Thiển nói to rằng vở kịch này đúng là rác rưởi,nếu rùa tinh ăn bánh bao thì trực tiếp cho thuốc độc vào luôn chứ cần quái gì chuốc mê nó, đã thế lại còn cho nó cơ hội đang ngủ mê còn tỉnh lại giày võ nữ tướng quân trong nước cả ngày trời mới hạ được nó.

Thế nhưng nàng còn chưa kịp nói hết câu, đã bị người chung quanh mắng mỏ.

Bởi vì Khương Tú Nhuận mặc nam trang, hơn nữa trời tối, cho nên căn bản chẳng ai nhận ra nàng là nữ vương thật đang ở đây hết. Mọi người chung quanh đều cảm thấy gặp phải kẻ thích gây sự kiếm chuyện, vừa suỵt kêu nàng im lặng vừa quát nhỏ:

- Không yên lặng mà xem kịch, nếu không thích xem thì ngươi im lặng đứng qua một bên đi.

Khương Tú Nhuận kỳ thật cũng cảm thấy hoang đường quá mức, nhưng vẫn phải im miệng, trừng mắt nhìn mình tiếp tục làm như thế nào vượt qua khó khăn, bảo vệ thánh quá.

Chờ đến nữ vương vào kinh thành, ở đầu phố dựng lều tự tay nấu thuốc, không quản ngày đêm vất vả chỉ vì muốn mau chóng giải cứu bách tính Lạc An đang gặp nguy cấp. Nhiều người xem tới đây đều cảm động thổn thức rơi lệ, trong đám người thi thoảng còn vang lên tiếng hô nữ vương vạn tuế. Cuối cùng trên đài, một người đóng vai thái giám còn giơ cao thánh chỉ bằng hai tay, hô:

- Hoàng đế cảm tạ ân cứu viện bách tính Tề triều của nữ vươn Nhã Luân Ba quốc, đặc biệt hạ ý chỉ cưới nữ vương làm hậu.

Bên dưới sân khấu truyền đến tiếng reo hò hoan hô, bách tính Lạc An chỉ qua một vở kịch đã triệt để tiếp nhận nữ vương Ba quốc thành vương hậu. Chỉ mong nữ vương lưu lại Tề triều, đừng trở về Ba quốc, còn nhao nhao kêu la muốn đế vương thực sự hạ chỉ cưới nữ vương.

Khương Tú Nhuận xem đến đây, liền há hốc miệng không biết phải nói gì. Cho dù đây là gánh hát trong cung cũng không thể tùy tiện biểu diễn vở kịch thế này, thậm chí ngay cả Thánh chỉ của đế vương cũng dám lôi ra làm đạo cụ diễn kịch.

Nếu không phải được Phượng Ly Ngô ngầm cho phép, cho bọn hắn mười cái đầu cũng không dám diễn vở kịch này.

Tóm lại đây là một vở kịch hay, khiến cho bách tính Lạc An đều lưu lại ấn tượng về nữ vương Ba quốc, một nữ nhân gan dạ, chiến đấu đạo phỉ, g.i.ế.c yêu quái, chống dịch bệnh, dãi nắng dầm mưachịu mọi gian khổ tới Lạc An để gả cho Hoàng đế của họ.

Bạch Thiển xem xong trong lòng cũng cảm khái, so ra với chủ nhân của hắn, thì Đậu Tư Võ đúng là thằng nhãi con. Chỉ cần thông qua một vở kịch đã thu phục được nhân tâm, thậm chí mọi người còn khen ngợi nữ tướng bên người nữ vương thật dũng mãnh.

Đúng lúc này, người trong cung lén tới bên cạnh Khương Tú Nhuận, nói phụng thánh mệnh, mời nữ vương vào cung ăn chè trôi nước.

Khương Tú Nhuận cũng có chút đói bụng, thế nhưng xem xong vở kịch, bị cơn tức do Phượng Ly Ngô tiền trảm hậu tấu làm no luôn rồi.

Vừa từ trong đám người bước ra, liền tiến lên xe ngựa lập tức đi thẳng vào cung.

Bởi vì thưởng thức cảnh hoa đăng trong kinh thành, cho nên rằm tháng giêng cung yến được tổ chức ở tòa lầu các cao nhất hoàng cung.

Khi Khương Tú Nhuận xuống xe ngựa, vừa lúc chạm mặt với mấy vị phi tần vừa ngắm hoa đăng trong hậu hoa viên đi ngang qua.

Điền cơ nhìn thấy Khương Tú Nhuận mặc nam trang, trong mũi đều tràn đầy mùi chua*.

Cố Diệp Phi

*mùi chua: ý chỉ ghen tỵ

Trước kia Điền cơ cho rằng ođoi huynh muội hồ ly mê hoặc Thái tử. Giờ mới tỉnh ngộ, nam hay nữ thì hồ ly này cũng chỉ là một người, chắc là sợ Điện hạ ngủ chán cho nên còn biến hóa lúc nam lúc nữ để trêu chọc ngài.

Đứng ở phía sau Điền Oánh là là thị thiếp hồi môn Điền Tĩnh ngày trước. Nàng nhìn thấy tiểu Khương công tử liền đỏ mắt, vẻ mặt ai oán tha thiết.

Tình cảnh kia, giống như gặp được tình lang mình tương tư vậy.

Thế nhưng Khương Tú Nhuận cũng không chú ý tới họ, chỉ lê guốc gỗ, một đường bước thẳng lên bậc thềm.

Loading...