Tẫn Nhiên - C20
Cập nhật lúc: 2024-03-30 10:57:47
Lượt xem: 37
Lúc này trông anh rất dịu dàng.
"Năm mười tuổi tôi đã bị thím tôi đuổi ra khỏi nhà, cả một đoạn đường tôi đi xin cơm, nhặt ve chai, gặp phải người xấu, cũng gặp được rất nhiều người tốt. Tỷ như ông chủ của quán net đầu tiên trên đường Khánh Ninh đã chứa chấp tôi hơn nửa năm; lại tỷ như anh tôi, cho tôi đi học, dẫn tôi kiếm cơm."
"Nhưng thật ra khi vừa vào thành phố, người đầu tiên tôi gặp được là em, em là người đầu tiên mua bánh nướng mà còn chia một cái cho tôi, hơn nữa còn ngồi cạnh ăn chung với tôi."
Hồi tôi lên tiểu học mẹ tôi luôn rất bận rộn.
Cửa thành bách hóa đẩy mạnh các mặt hàng giảm giá, vì chút tiền tăng ca ấy nên bà ấy thường về rất trễ.
Vậy nên bà ấy sẽ cho tôi tiền tiêu vặt trước để sau khi tan học tôi đi mua bánh nướng ăn dằn bụng nếu bị đói.
🐳 Các bạn theo dõi Phở bò: Tui Là Cá Mặn (https://www.facebook.com/tuilacaman/) để đọc truyện mới 🐳
Một cái bánh nướng giá năm hào, ban đầu tôi sẽ mua một cái rồi bẻ đôi chia một nửa cho cậu bé thường hay lục thùng rác ở dưới chung cư nhà tôi.
Sau lại dứt khoát mua luôn hai cái, mỗi người một cái, hai đứa ngồi xổm một bên ăn cho xong rồi mới phủi m.ô.n.g về nhà.
Khi ấy quần áo của Chu Tẫn rất cũ, cũng rất dơ.
Nhưng anh luôn rửa mặt rất sạch, cậu nhóc nhỏ xíu, thân thể gầy gò nhưng mặt mũi sạch sẽ, còn thấp hơn tôi một cái đầu.
Lúc đưa bánh nướng cho anh thì tôi sẽ luôn giả bộ giống như người lớn, gọi anh một tiếng: "Bé này, cho em đấy."
Anh sẽ nhỏ giọng đáp lại một câu: "Cảm ơn chị."
Âm thanh rất nhẹ nhàng.
Thật kỳ lạ, cậu bé ngày xưa còn thấp hơn tôi một cái đầu nay lại đứng trước mặt tôi, dáng người cao ráo, mày rậm mắt sáng, cười đến rực rỡ lại sáng chói.
Vận mệnh đúng là kỳ diệu.
Ở thời điểm tôi còn học tiểu học nó đã đưa Chu Tẫn đến trước mặt tôi, dùng một cách kỳ quái đan chéo quỹ đạo cuộc đời của chúng tôi lại với nhau.
Tôi và Chu Tẫn có lẽ là số mệnh đã an bài.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/tan-nhien/c20.html.]
Nhưng khi đó tôi hoàn toàn không biết gì cả, trên cây cầu bắc qua công viên, gió đêm hiu hiu thổi, anh nghiêm túc nói với tôi: "Chị à, chị là người tốt, cho nên tôi thích chị, hồi đó thích, bây giờ cũng thích."
Đối mặt với nụ cười tủm tỉm của anh tôi khẽ thở dài, ánh mắt nhìn về phía xa xăm: "Chu Tẫn, tôi không phải người tốt."
Anh nhìn tôi bằng vẻ mặt khó hiểu, tôi bất đắc dĩ cười một tiếng mới chậm rãi nói: "Anh có biết tại sao tôi kéo anh ra ngoài không? Tống Tiếu là em gái tôi, là em gái cùng cha khác mẹ."
Chúng tôi học cùng một trường đại học, vào cùng một lớp, bây giờ lại kỳ dị mà ở cùng một ký túc xá.
Cô ta chưa từng đắc tội với tôi, cùng chưa từng trêu chọc tôi.
Thậm chí vào lúc mấy đứa Trương Giai Giai chỉ cây dâu mà mắng cây hòe để nói bóng nói gió tôi thì cô ta còn khuyên ngăn, bảo bọn họ không nên nói nữa, coi như xong đi.
Tống Tiếu trắng trẻo, tính cách hồn nhiền, đối xử với ai cũng rất tốt.
Nếu như không có tầng quan hệ này với Tống Cảnh Dương thì có lẽ tôi sẽ không chán ghét cô ta như thế.
Đúng vậy, chán ghét.
Tôi còn nhớ như in khi tôi vừa nhận được thư thông báo trúng tuyển của Cửu Kinh, thì ngay ngày hôm sau tôi liền gặp được Tống Cảnh Dương đã nhiều năm không thấy.
Ông ta đến, chọn lúc mẹ tôi không có nhà rồi nói với tôi: "Con không thể học chung một trường đại học với Tiếu Tiếu, con như vậy sẽ khiến ba rất khó xử."
Ông ta rất khó xử bởi vì nếu bà vợ mới có gia cảnh giàu có của ông ta mất hứng thì sẽ dùng cái cớ này gây chuyện, giận dỗi.
Thứ ông ta quan tâm xưa này đều là bản thân mình và gia định hiện tại của ông ta.
Không có gì đáng để thất vọng, đây là sự thật mà ngay từ lúc học tiểu học tôi đã nhận ra.
Cho nên Đại Yên vừa thi đậu đại học bây giờ đã kiên cố không gì phá nổi.
Ông ta không làm tổn thương tôi được, tôi cầm điện thoại lên giả bộ gọi 110, vừa lên tiếng đã nói: "Tôi muốn báo cảnh sát, có người xấu tự tiện xông vào nhà dân, còn tiến hành uy h.i.ế.p đe dọa...."
Ngày ấy trên mặt Tống Cảnh Dương tràn đầy khiếp sợ, sau đó chạy mất dép.
Ngay lúc ông ta chuẩn bị rời đi, tôi nhìn ông ta rồi cười: "Tống Cảnh Dương, đừng có lại đến đây ghê tởm tôi và mẹ tôi nữa. Là do mấy năm nay ông sống tốt quá nên đã quên mình là một thứ cặn bã thế nào rồi à? Tôi cảnh cáo ông, sau này còn dám bén mảng đến đây thì tôi không ngại tới cửa công ty ông giăng biểu ngữ nói cho mọi người biết ông là kẻ tiểu nhân bỏ vợ bỏ con đâu!"