Quân Hôn Ngọt Ngào, Cùng Nuôi Con Hằng Ngày - Chương 751

Cập nhật lúc: 2025-03-31 11:48:50
Lượt xem: 11

Bạch Du cảm thấy buồn cười.

Tôn Tường Vy nhìn thấy thì rất thèm thuồng, cô ta lập tức kéo hai đứa con trai hỏi: “Thịnh Thịnh, Bình Bình, các con kể mẹ nghe, hôm nay các con làn gì ở nhà trẻ, buổi trưa ăn món gì, có kết bạn mới không?”

Tạ An Thịnh muốn ra ngoài chơi xích đu: “Mẹ, mẹ đùng cản con, con không rãnh.”

Tôn Tường Vy: “...”

Con trai nhỏ Tôn An Bình thì đang bận xem con kiến dọn nhà: “Mẹ, nước vào đầu con rồi, chẳng nhớ gì cả, mẹ đừng hỏi.”

Tôn Tường Vy: “...”

Nhìn khóe miệng Tôn Tường Vy co giật khiến Bạch Du và bà nội đều không nhịn được mà bật cười.

Tôn Tường Vy thở dài nói: “Vẫn là con gái tốt, nhìn hai cô con gái nhà cậu xem, hỏi gì đáp nấy, còn hai thằng con trai thối nhà tớ, hỏi gì cũng không biết, cậu bảo có tức không?”

Bà Bạch: “Nếu cháu thích con gái như vậy thì sau này sinh thêm một cô con gái nữa đi.”

Tôn Tường Vy xua tay: “Không được ạ, nếu sinh con gái thì tốt, lỡ như lại sinh ra thêm một thằng nhóc thối thì phải thế nào? Hơn nữa, cháu nói cho bà biết, chẳng trách người ta nói đàn ông hôi, đàn ông dù là người lớn hay trẻ con đều hôi, Niệm Niệm và Minh Thư nhà bà lúc nào cũng thơm mùi sữa nhưng nhà cháu có hai đứa con trai, ngày nào cũng tắm rửa đánh răng nhưng không hiểu sao từ trong da lại tỏa ra một mùi hôi, giống như cá ướp muối vậy.”

“Ha ha ha…”

Bạch Du và bà nội cười ra nước mắt, làm gì có ai nói con trai mình như vậy.

Một lát sau, Tôn Tường Vy đã dẫn hai đứa con trai về nhà ăn cơm.

Bình thường cô nhóc và Niệm Niệm đều tự tắm nhưng hôm nay Bạch Du tự tay tắm cho hai đứa, cô kiểm tra kỹ lưỡng cơ thể của cả hai, lại dặn hai đứa nhỏ không được để người ngoài cởi quần của chúng, cũng không được để người ngoài chạm vào cơ thể của chúng, nếu có ai làm như vậy thì nhất định phải nói với người nhà.

Tuy khuôn mặt của hai đứa nhỏ đầy mơ hồ nhưng vẫn ngoan ngoãn gật đầu.

Quay lại Bạch Du lại nói chuyện này với bà nội, để hai đứa nhỏ sau này khi thay quần áo hoặc tắm rửa thì phải chú ý nhiều hơn.

Không phải cô nghĩ xấu cho người khác, mà là biến thái chẳng phân biệt thời đại và tuổi tác, không ít trẻ em thời thơ ấu đã gặp phải chuyện như vậy, chỉ là cha mẹ không chú ý hoặc không coi trọng, đến khi những đứa trẻ đó lớn lên hiểu chuyện, chuyện này sẽ trở thành một ký ức đau khổ, thậm chí có những người cần cả đời để chữa lành.

Cô không hy vọng chuyện như vậy sẽ xảy ra trên người con gái và Niệm Niệm.

Để không làm chậm trễ thời gian học, cuộc bình chọn được tổ chức vào giờ nghỉ trưa.

Vòng đầu tiên là tự giới thiệu bằng tiếng Anh, nhìn thì có vẻ không khó nhưng có những người khi tự học thì rất trôi chảy, nhưng khi đứng trên bục giảng, đối mặt với rất nhiều ánh mắt của thầy cô và bạn học lại lập tức trở nên lắp bắp, thậm chí còn không nói trôi chảy được.

Có những người tuy học thuộc lòng không có vấn đề gì nhưng giọng quá nặng, phát âm không chuẩn, chỉ có thể bị loại.

Ba lớp có một trăm bốn mươi ba người đăng ký, chỉ một buổi trưa đã loại được hơn một nửa, còn lại sáu mươi bạn học chuẩn bị vào trưa mai để tiến hành vòng bình chọn thứ hai và thứ ba.

Buổi chiều tan học, Bạch Du vừa bước ra khỏi trường thì đã nhìn thấy Hoa Dung Dung đang đứng ở cổng chờ mình.

Hoa Dung Dung thấy Bạch Du, khuôn mặt tròn trịa lập tức nở nụ cười rạng rỡ, vẫy tay với Bạch Du: “Bạn học Bạch! Tôi ở đây!”

Bạch Du nghe thấy tiếng, lập tức quay người đi về phía cô ấy.

Một giờ chiều, Hoa Dung Dung đã đến trường tìm cô, chỉ là buổi chiều cô có rất nhiều tiết học nên định hẹn với cô vào thời gian khác, không ngờ Hoa Dung Dung lại kiên quyết chờ cô ở bên ngoài.

Một lần chờ này là ba tiếng đồng hồ, Bạch Du còn tưởng cô ấy chờ không nổi đã đi sớm rồi, không ngờ cô ấy vẫn còn ở bên ngoài chờ mình.

Ngay tại lúc này, có một giọng nói khác gọi Bạch Du lại: “Đồng chí Bạch, xin chờ một chút.”

Bạch Du nghiêng đầu nhìn thì thấy Chu Ninh Sinh của báo thường ngày Tỉnh Thành đang đi về phía mình.

“Đồng chí Bạch, tôi là ký giả Chu của báo thường ngày Tỉnh Thành, chắc cô vẫn còn nhớ tôi đúng không?”

Bạch Du gật đầu: “Chào ký giả Chu, không biết tìm tôi có chuyện gì?”

Khuôn mặt Chu Ninh Sinh đầy vẻ chắc chắn: “Lần trước đồng chí Bạch tới tòa soạn tìm tôi, lúc đấy tôi đang bận nên không rãnh làm phỏng vấn cho cô, bây giờ đúng lúc tôi có thời gian, chúng ta tìm một chỗ ngồi xuống phỏng vấn, phía cô hẳn không có vấn đề gì đúng không?”

Bạch Du không chút suy nghĩ nói: “Có vấn đề đấy, tôi đã hẹn với ký giả Hoa của báo thường ngày Tân Hoa rồi, rất xin lỗi, bây giờ tôi không rãnh để phỏng vấn với ký giả Chu rồi.”

Chu Ninh Sinh lập tức nhíu mày: “Đồng chí Bạch, cô cần phải biết rõ, báo thường ngày Tỉnh Thành của chúng tôi dù là về số lượng phát hành hay sức ảnh hưởng đều vượt xa báo thường ngày Tân Hoa, nếu cô từ chối cuộc phỏng vấn của tôi, sau này muốn lên báo của chúng tôi sẽ không dễ dàng như vậy đâu.”

“Tôi nghĩ rất rõ ràng rồi, làm phiền nhường đường.”

Bạch Du thấy buồn cười, người đàn ông này trông không ra gì nhưng lại rất tự tin.

Hoa Dung Dung vừa nghe được Chu Ninh Sinh muốn phỏng vấn Bạch Du, trong lòng còn lo rằng Bạch Du sẽ bỏ qua tòa soạn của họ mà lựa chọn báo thường ngày Tỉnh Thành, nhưng vào lúc này khi nghe được lời của Bạch Du thì trong lòng cô ấy có cảm giác sảng khoái không nói nên lời.

Thứ đàn ông chó gì, hẹn phỏng vấn thì hẹn phỏng vấn, còn muốn đạp toà soạn của họ một cái!

Hừ, cuối cùng rồi sẽ có một ngày, báo thường ngày Tân Hoa của họ chắc chắn sẽ lật ngược tình thế, đè bẹp báo thường ngày Tỉnh Thành xuống dưới!

“...”

Chu Ninh Sinh nhìn Bạch Du đi với người của báo thường ngày Tân Hoa thì tức đến nỗi hàm răng vàng khè của anh ta cũng bị cắn muốn nát rồi.

Để “lôi kéo” Bạch Du, Hoa Dung Dung cũng phải bỏ ra một số tiền lớn đưa Bạch Du đến một quán trà lâu đời rất nổi tiếng, hiện đã được cải tạo thành một nhà hàng Quốc Doanh.

Cô ấy gọi một hơi rất nhiều món, trong đó có một món gọi là tôm hương trà khiến Bạch Du rất kinh ngạc.

Hoa Dung Dung thấy cô rất thích tôm hương trà nên đã giới thiệu: “Tôm hương trà là một món ăn Quảng Đông được người dân Quảng Đông yêu thích nhất, nghe nói khi chế biến phải cho gừng và hành lá vào nước trà đặc, dùng sức vò nát để lấy nước cốt, sau đó dùng nước cốt này để ướp thịt tôm đã làm sạch, trước khi cho vào chảo, cho thêm lòng trắng trứng vào thịt tôm, sau khi chiên xong, lại lấy lá trà và thịt tôm xào lại một lần nữa, như vậy khi xào xong, mới có thể làm nổi bật hương vị của trà trên vị ngọt của tôm.”

Nghe cô ấy nói vậy, Bạch Du càng hứng thú hơn, lại gắp một đũa cho vào miệng.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/quan-hon-ngot-ngao-cung-nuoi-con-hang-ngay/chuong-751.html.]

Vị tươi ngon của tôm và hương thơm của lá trà quấn quýt vào nhau nhưng không lẫn mùi, món ăn ngon thực sự là phải đạt đủ được cả sắc, hương, vị.

Ăn ngon.

Bầu không khí rất tốt, Hoa Dung Dung nhân cơ hội đề nghị sẽ viết báo theo dõi về công xưởng trong thời gian tham gia hội chợ, sợ Bạch Du không đồng ý nên Hoa Dung Dung còn chủ động đề nghị trả tiền.

Nhưng Bạch Du đã từ chối thẳng thừng: “Không cần đưa thù lao đâu đồng chí Hoa, tôi đồng ý chuyện cô đề cập.”

Ngày nào cũng lên trang nhất, chuyện tốt như vậy ai lại từ chối chứ?

Phải biết rằng khi cải cách mở cửa, muốn đăng báo làm quảng cáo thì phải tốn rất nhiều tiền, bây giờ báo thường ngày Tân Hoa không cần tiền mà vẫn quảng cáo cho họ, chuyện tốt như vậy nằm mơ cũng không chờ được.

Còn về khoản tiền thù lao kia, Bạch Du còn chưa để vào mắt, cô coi trọng mối quan hệ với nhà họ Hoa hơn.

Vì vậy hai bên nói chuyện rất vui vẻ.

Nhưng phía công xã lại không thuận lợi như vậy

Vì ba công xã xung quanh hợp lại với nhau, thành lập một nhà máy điêu khắc vỏ sò, còn đặt tên là - Công xưởng điêu khắc vỏ sò số một của đảo Quỳnh Châu.

Mã Tái Nam tức đỏ mắt, siết chặt nắm đ.ấ.m nói: "Sao họ có thể làm vậy chứ? Đây rõ ràng là cạnh tranh với nhà máy chúng ta còn gì?"

Chương 752

Lại còn đặt tên là nhà máy đồ cẩn xà-cừ số một đảo Quỳnh Châu nữa chứ, đến đứa trẻ ba tuổi cũng nhìn thấy ý đồ trong đó, rõ ràng là muốn đạp bọn họ xuống mà, quá hèn hạ!

Sắc mặt thợ cả Ngũ, Triệu Kí Thu và Hạ Hải Sinh cũng rất khó coi.

Thợ cả Ngũ: "Bí thư Âu Dương, tiếp theo chúng ta phải làm gì? Có nên báo với đồng chí Bạch một tiếng không?"

Đôi mày của Âu Dương Văn Khiên nhíu chặt tưởng chừng có thể kẹp c.h.ế.t một con ruồi, anh ta suy nghĩ một lát mới trả lời: "Chuyện này chắc chắn phải báo với đồng chí Bạch để cô ấy nắm được ình hình, còn về hành động tiếp theo, tôi nghĩ chúng ta vẫn nên lấy tĩnh chế động."

Nguyên nhân của chuyện nảy phải nói từ việc nhặt vỏ sò.

Khi Công xã Phi Ngư mới thành lập một nhà máy điêu khắc vỏ sò, các công xã khác chẳng hề quan tâm. Một là vì quy mô nhà máy quá nhỏ, cộng cả bí thư Âu Dương cũng chỉ có hai mươi người, so với các nhà máy khác có đến hàng trăm người thì nhà máy của họ chỉ như miếng thịt ruồi. Tuy cũng là thịt nhưng lại quá ít, chẳng được mấy giá trị dinh dưỡng.

Ai ngờ Bạch Du quá tài giỏi, không những ký được hợp đồng với cửa hàng Hữu Nghị mà còn được duyệt đơn xin tham dự Hội chợ Quảng khiến các công xã khác đỏ mắt ghen tị.

Các nhà máy của công xã khác đều là xưởng đóng hộp hoặc nhà máy chế biến hải sản, nhưng những sản phẩm đó chắc chắn không thể tham gia Hội chợ Quảng được, cũng chẳng vào được cửa hàng Hữu Nghị. Nhưng chuyện đó không quan trọng lắm, cùng lắm là khó chịu ngoài mặt thôi.

Vấn đề nằm ở chỗ công xã Phi Ngư đã ra thông báo thu mua, mười cân vỏ sò có giá một đồng. Tuy không nhiều tiền nhưng được cái thu thập vỏ sò chẳng tốn chi phí gì, bình thường người dân trong công xã không có việc gì hay trẻ con được nghỉ học sẽ ra bờ biển nhặt vỏ sò. Ai nấy đều hăng hái làm việc, không khí trong công xã vui như Tết.

Chuyện này khiến các công xã khác vô cùng ghen tị, tại sao chứ? Vỏ sò có phải của mỗi công xã Phi Ngư đâu, tại sao chỉ mua của xã viên trong công xã Phi Ngư mà không nhận của công xã khác? Thế chẳng phải nói rõ bọn họ chẳng kiếm chác được gì sao?

Có người tức quá không chịu nổi, thế là bắt đầu tranh đoạt vỏ sò với xã viên của công xã Phi Ngư, nhưng bọn họ nhanh chóng phát hiện ra ngoài lãng phí sức lực thì chuyện này chẳng có chút tác dụng nào. Bởi vì có nhặt mãi cũng không hết được vỏ sò, mà bọn họ nhặt về cũng chẳng có ai mua, chỉ để làm đá ném thôi.

Cũng có người nhặt vỏ sò bán cho họ hàng ở công xã Phi Ngư nhưng mười cân vỏ sò chỉ đổi được một, hai hào, đấy là đã nể mặt họ hàng rồi đấy. Làm được vài lần, họ cũng chán nản không làm nữa.

Bọn họ lại chạy đến tìm bí thư của công xã mình để phản đối, yêu cầu công xã Phi Ngư cũng phải thu mua vỏ sò của bọn họ. Ba bí thư của ba công xã kia cũng đã đến gặp Âu Dương Văn Khiên nhưng anh ta đều từ chối.

Không phải anh ta muốn đối đầu với các công xã khác mà là bọn họ thực sự không thể xử lý được nhiều vỏ sò như vậy. Bây giờ bọn họ không có đơn đặt hàng khác, các sản phẩm đang làm đều để chuẩn bị tham gia Hội chợ Quảng, mà đa số công nhân vẫn còn trong giai đoạn học việc, chưa tự điêu khắc vỏ sò được nên tỷ lệ hoàn thiện sản phẩm rất tốt. Lượng vỏ sò thu mua được từ hai đội sản xuất đã đủ cho bọn họ dùng, nếu mua thêm thì họ sẽ lỗ vốn.

Nhưng mấy công xã khác lại không nghĩ vậy, họ cho rằng Âu Dương Văn Khiên đang cố tình đối đầu với họ. Những lần lên huyện họp, các lãnh đạo đều khen ngợi Âu Dương Văn Khiên khiến bọn họ rất mất mặt.

TBC

Bây giờ lại ra chiêu này khiến bọn họ càng tức giận.

Nhưng người ta đã từ chối rồi nên bọn họ cũng chẳng ép buộc được, chỉ đành ôm một bụng tức đi về.

Ba bí thư càng nghĩ càng tức, thế là tụ tập lại chửi mắng Âu Dương Văn Khiên một trận, càng mắng càng mắng, đột nhiên một bí thư nói: "Chỉ trong hai tháng ngắn ngủi mà công xã Phi Ngư đã thành lập được một nhà máy rồi, tại sao chúng ta không được?"

"Nếu chúng ta cũng điêu khắc vỏ sò thành thành phẩm, cửa hàng Hữu Nghị đã chịu thu mua của công xã Phi Ngư rồi thì nhất định cũng sẽ mua của chúng ta. Còn cả Hội chợ Quảng nữa, sang năm chúng ta cũng xin, chưa biết đến lúc đó ai được duyệt đâu!"

"Mà này, điểm tốt nhất trong này là không cần chi phí! Các anh thử nghĩ xem, vật liệu chủ yếu là vỏ sò, cái này cứ chạy ra biển nhặt là có. Ban đầu chúng ta để người ta tự đi nhặt vỏ sò, sau khi mọi thứ đã đi vào quỹ đạo rồi thì sẽ thu mua như công xã Phi Ngư, giá một đồng mười cân. À không, chúng ta mua một đồng rưỡi mười cân, để cái tên Âu Dương Văn Khiên kia tức c.h.ế.t luôn!"

Tục ngữ nói ba người thợ giày cũng đấu được với Gia Cát Lượng, ba bí thư của ba công xã bàn bạc một hồi, càng nghĩ càng cảm thấy việc kinh doanh này rất khả quan. Nếu có lỗ thì cũng không lỗ quá nhiều.

Thế là ba người vỗ đùi, làm!

Không chỉ muốn làm mà còn phải làm thật hoành tráng! Đầu tiên là phải đặt một cái tên vượt trội hoàn toàn với công xã Phi Ngư, thế là tên gọi "Nhà máy đồ cẩn xà-cừ số một đảo Quỳnh Châu" đã ra đời.

Âu Dương Văn Khiên chẳng biết nói gì về chuyện này, những công xã khác không thể ép họ thu mua vỏ sò thì anh ta cũng không thể yêu cầu họ không thành lập nhà máy đồ cẩn xà-cừ. Anh ta làm được thì những người khác cũng được.

Thấy nhóm thợ cả Ngũ đều im lặng, Âu Dương Văn Khiên khích lệ: "Mọi người đừng vì vậy mà đánh mất tinh thần, tôi đã lường trước được chuyện này rồi, đây là điều không thể tránh khỏi. Giống như việc công xã khác mở xưởng đóng hộp đầu tiên vậy, sau đó sẽ có xưởng thứ hai, thứ ba. Bây giờ trên đảo Quỳnh Châu có nhiều xưởng đóng hộp nhất, tất nhiên chuyện này sẽ tạo ra sự cạnh tranh nhưng tôi nghĩ cạnh tranh chưa chắc đã xấu, nó sẽ thúc đẩy chúng ta làm ra những sản phẩm tốt hơn. Huống hồ, đồ hộp khác với đồ điêu khắc, đồ điêu khắc là tác phẩm nghệ thuật, không phải ai cũng làm được. Thế nên tới đây chúng ta chỉ cần làm sản phẩm thật tốt thì không lo không đứng vững!"

Thợ cả Ngũ gật đầu: "Bí thư Âu Dương nói rất đúng! Chúng ta chỉ cần làm tốt việc của mình, làm tốt sản phẩm của mình thì chẳng sợ ai cạnh tranh."

Được Âu Dương Văn Khiên cổ vũ, mọi người lại phấn chấn lên, các công nhân cũng dốc hết sức học tập điêu khắc vỏ sò.

Còn Mã Tái Nam thì quay về thu dọn đồ đạc, chuẩn bị lên thành phố Quảng báo cáo cho Bạch Du biết tình hình các sản phẩm đã hoàn thành, tiến độ nhà máy và cả chuyện ba công xã kia đang cạnh tranh không lành mạnh.

Mã Tú Lan thấy con gái thu dọn đồ đạc một mình, không cần mẹ giúp đỡ thì rất buồn. Thấy Mã Tái Nam đeo balo định đi, bà ấy vội kéo cánh tay con gái: "Chiêu Đệ, mẹ có lời muốn nói với con..."

Vừa nói xong bà ấy đã biết mình lỡ lời, bà ấy biết con gái không thích cái tên cũ này.

Nhưng trong lòng bà ấy rất đau khổ, từ sau chuyện lần trước, con gái về nhà cũng không nói chuyện với bọn họ nữa. Thật ra bà ấy đã hối hận từ lâu rồi, lúc đó bà ấy cũng chỉ thương con gái không có quần áo đẹp để mặc, nghĩ rằng Bạch Du có nhiều quần áo như vậy, lấy một cái cho con mình chẳng phải vấn đề to tát. Mọi người đều là người thân, bạn bè với nhau, bình thường cũng sống như vậy mà, có sao đâu?

Mãi đến khi con gái phát cáu lên bà ấy mới bừng tỉnh, khi đó bà ấy mới bàng hoàng nhận ra mình đã trở thành một người đáng ghét, tham lam giống như chồng và mẹ chồng mình. Bà ấy biết mình đã sai, lại cảm thấy mình làm cha làm mẹ, chẳng lẽ lại phải xin lỗi con gái mình. Thế nên quan hệ của hai người cứ giằng co như vậy.

Nhưng người làm mẹ không thể bướng bỉnh hơn con cái được, vì thế bà ấy đã chọn cách hạ mình xin lỗi.

"Xin lỗi con, mẹ không nên gọi con bằng cái tên đó, mẹ cũng không nên nói những lời đó. Đồng chí Bạch là một người tốt, còn giúp đỡ gia đình chúng ta rất nhiều. Nếu không nhờ cô ấy và đoàn trường Giang nửa đêm đưa mẹ vào bệnh viện thì mẹ đã mất mạng từ lâu rồi. Mẹ biết sai rồi mà, con tha thứ cho mẹ lần này đi."

Loading...