Rồi cô bé quay đầu nói với bạn bên cạnh: "Đình Đình tốt bụng ơi, tớ không đủ tiền rồi, cậu cho tớ mượn một ít đi."
Bạn cô bé thở dài bất đắc dĩ nhưng vẫn lấy ra một tệ trong túi: "Đây là tiền lì xì bà nội cho tớ đấy, cuối năm cậu phải trả lại đấy."
Khách hàng đầu tiên đã mua hơn một nửa số kẹo của tôi.
Những khách hàng nhỏ lúc sau không còn hào phóng như thế nữa nhưng không lâu sau, số kẹo cũng bán hết sạch.
Chỉ là hai khuôn mặt nhỏ bé của hai cô bé đó cứ hiện lên trước mắt tôi.
Bà nội của các cậu ấy vậy mà lại cho hai đứa cháu gái tiền lì xì, còn các cô bé đó, vậy mà dám tiêu hết tiền để mua kẹo ăn.
Cô Lâm Mai không nói gì với tôi, vẫn cứ đưa tôi đi bán hàng khắp nơi trong thành phố, từ đông sang tây, từ nam sang bắc.
Giày, quần áo, túi xách, cái sân nhỏ đó có thứ gì là bán thứ đó, chỉ là cứ cách hai ngày, cô lại để tôi bán đồ ăn ở cổng trường đó.
Sau này, cô bé mũm mĩm đó tò mò hỏi tôi: "Cậu cứ đến đây kiếm tiền, ba mẹ cậu không giục cậu làm bài tập, đọc sách à? Cậu lấy số tiền này làm gì thế? Cậu đã có nhiều đồ ăn ngon thế rồi mà."
Tôi nhìn khuôn mặt ngây thơ của cô bé, tôi bối rối đáp: "Học hành tốt hơn kiếm tiền à? Sao ba mẹ tớ phải giục tớ học chứ?"
Mấy ngôi làng bên cạnh đều học cùng một trường tiểu học, mọi người đều học đại cho xong, thậm chí có người học đến lớp ba là nghỉ rồi.
Thế mà khi cô Lâm Mai về nhà, việc đầu tiên là hỏi tôi sao không đi học, học sinh ở đây cũng vậy, luôn lén lút nhìn tôi, bàn tán sao tôi không đi học.
Hóa ra đi học ở thành phố là một việc phải làm sao?
Cô bé bị tôi hỏi cứng họng nhưng người bạn bên cạnh cô bé lại cố gắng nghiêm mặt nói: "Đương nhiên học hành tốt hơn kiếm tiền rồi. Mẹ tớ nói, trong sách có tiền, ngoài tiền ra còn có rất nhiều thứ khác nữa, những thứ đó người khác không nói ra được, chỉ có chúng ta tự mình đọc mới biết. Không có sách, mẹ tớ cả đời cũng không thể bước ra khỏi cái vùng núi hẻo lánh nhà bà ngoại đâu."
Học không ngừng nghỉ, tiến bộ mỗi ngày, lời nói mà vĩ nhân và cả mẹ tôi đều từng nói, chắc chắn không sai đâu.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeydtruyen.com/lam-mai/chuong-3.html.]
Mẹ của chúng tôi không giống nhau lắm nhưng rõ ràng cô bé đó sống tốt hơn tôi là vì mẹ cô bé ấy đã học hành sao?
Tôi cũng muốn có cuộc sống tốt như các cậu ấy, nếu học hành có thể làm được, vậy thì tôi sẽ đi học.
5
Nhưng trong làng, chỉ có con của bí thư chi bộ thôn là được đi học, ngay cả nhà trưởng thôn cũng chỉ có con trai ông ấy mới được tiếp tục học cấp hai.
Trên đường về, tôi mong chờ nhìn cô Lâm Mai, cô hiểu được ánh mắt tôi nhưng chỉ lạnh lùng nói: "Muốn đi học là chuyện của con, nếu đến cả dũng khí nói với ba mẹ còn không có thì đừng lãng phí tiền."
Tôi xách đồ đạc lỉnh kỉnh, cúi đầu một cách buồn bã. Tôi không dám, bởi vì mẹ tôi sẽ không đồng ý đâu.
Thím Điền đi ngang qua, kinh ngạc kêu lên: "Tiểu Tuyết, nhà con phát tài rồi à, mua nhiều đồ thế?"
Bà ta nói với tôi, cô Lâm Mai về làng bao nhiêu ngày nay, người trong làng đều không nói chuyện với cô, còn lén lút còn mắng cô là kẻ gây rối không an phận.
Họ nói năm xưa cô dám bỏ trốn khỏi hôn lễ, trong nhà đã nhận tiền sính lễ rồi, hại bác cả suýt bị đánh chết, bây giờ ngồi tù xong lại về làm hại nhà tôi, làm mẹ tôi tức đến mức bỏ về nhà ngoại.
Năm cô đi, tôi mới sáu tuổi, chỉ lờ mờ nhớ nhà có một nhóm người đến đập phá, ông nội bị thương phải vào bệnh viện, về nói bị khối u, không lâu sau chúng tôi liền chia nhà.
Lúc mua đồ, cô Lâm Mai đã dặn dò, nếu có người hỏi thì cứ nói to rằng đây đều là tiền cô kiếm được.
Tôi cố gắng nói to có thể để trả lời thím Điền: "Đúng vậy ạ, đều là do cô cháu mua đó. Cô nói cô ở nhà cháu một ngày thì sẽ trả tiền một ngày, mấy ngày nay cháu ăn ngon lắm, cô cháu còn dẫn cháu đi quán ăn nữa."
Tôi không nói dối đâu, nào là mì đầy thịt, cá chiên sốt chua ngọt, rồi thịt kho tàu mềm tan trong miệng, tôi đều đã được ăn hết rồi.
Thím Điền bĩu môi: "Đúng là người từng ngồi tù có khác, biết cách kiếm tiền ghê, chỉ không biết tiền đó có sạch sẽ không thôi, coi chừng lại vào tù ăn cơm tù đấy."
Bà ta hừ một tiếng rồi đi, trước khi đi, bà ta vẫn không kìm được mà liếc nhìn vào giỏ đựng đường, dầu, thịt và quần áo.
Không chỉ bà ta, giờ đang là lúc dân làng về nhà, ai nấy đi trên đường va phải đều vô thức dán mắt vào những thứ bên trong giỏ nhưng vừa quay mặt thấy cô, lại đều khinh thường bỏ đi.