Xuyên Về Cổ Đại Làm Nông - Chương 69: Đi hội chùa
Cập nhật lúc: 2024-09-05 22:54:36
Lượt xem: 140
Qua mùng một tháng giêng, mùng hai tế thần tài, bình thường đều là tiểu thương, người bán hàng rong chú ý tới chuyện này.
Mùng bốn là ngày giỗ ông Táo, đón ông Táo trở về nhân gian, bởi vì Táo vương gia phải kiểm tra hộ khẩu, nên người người nhà nhà đều phải ở nhà trông nhà, chuẩn bị trái cây phong phú, dâng hương thắp đèn cầy, đốt pháo, để bày tỏ sự cung kính nghênh tiếp. Cả ngày hôm nay mọi người đều chờ ở trong nhà. Năm trước Bách Thủ không dán tranh Táo vương gia, năm nay Loan Loan cố ý mua một bức vào lúc đi mua đồ tết, dán ở bên cạnh bếp lò, coi như là thật sự cung nghênh Táo vương gia trở lại.
Vẫn phải ở nhà chờ đến mùng năm tháng giêng, hôm nay lại được gọi là phá ngũ, khai thị, đám nữ nhân không đợi ở nhà nữa, bắt đầu đi thăm hỏi chúc tết nhau. Ngày hôm đó nàng dâu cũng về nhà thăm bố mẹ.
Loan Loan không có ý định trở về, nhưng mà vào sáng sớm ngày hôm sau, sau khi thức dậy Bách Thủ lại hỏi nàng, trong lòng nàng tuyệt đối không muốn trở về, lần trước đã cãi nhau với mẹ một trận to, đối mặt với các em tâm tình tốt cũng không đến một nửa, nếu bảo nàng ở lại đấy một hai ngày, nhất định sẽ phát điên!
Nghĩ lại, thôi được rồi, dù sao thì ngay cả lại mặt nàng cũng không về!
Mẹ Nguyên Bảo và mẹ Thạch Đầu đều tới chúc tết nàng, nàng cũng tới nhà hai người ngồi một lát, bày tỏ thăm viếng lẫn nhau.
Ngày này còn có một tập tục, tất cả mọi người đều phải quét dọn vệ sinh, quét dọn sạch sẽ rác rưởi trong nhà, gọi là “tiễn nghèo ra cửa”.
Qua mùng năm tháng giêng, cuộc sống của mọi người dần dần trở lại guồng quay cũ, có thể bắt đầu làm việc rồi, nhóm đàn bà con gái cũng bắt đầu lao động. Nhưng ngày mùng bảy này còn được gọi là ngày “nhân nhật”, tùy ngộ nhi an, an đốn nhân tâm.
[*Tùy ngộ nhi an, an đốn nhân tâm随遇而安, 安顿人心: gặp sao yên vậy, lòng người an ổn.]
Nữ nhân tuyệt đối không thể động vào kim chỉ, kéo, cũng không thể phạt trẻ con.
Thời cổ đại, thực sự có rất nhiều yêu cầu đối với nữ nhân. Đặc biệt là ngày tết, quy định kiêng kỵ rất phức tạp. Cái này không thể làm, cái nọ cũng không được phép làm, cũng may là nhà bọn họ nhân khẩu đơn giản, chỉ có hai người, lại không có trưởng bối. Đoán rằng, cho dù gia quy của những gia đình giàu có quyền quý có nghiêm ngặt hơn nữa, lại thêm sự hà khắc của chế độ phong kiến, sợ rằng vẫn có vô số người bởi vì sự phồn hoa, ngợp trong vàng son(*) mà cam nguyện chịu hết thảy trói buộc.
Đảo mắt đã đến tết nguyên tiêu- mười lăm tháng giêng.
Bởi vì ngày hôm trước đã nói với mẹ Nguyên Bảo là hôm nay hai người muốn đi hội chùa. Cho nên hôm nay hai người thức dậy sớm hơn hôm trước, ăn xong bữa sáng, ăn mặc chỉnh tề rồi đi cùng Bách Thủ ra cửa.
Vào trong thôn, ba người nhà Thạch Đầu cũng đã đến rồi, đang ở ven đường chờ mẹ Nguyên Bảo cho gia cầm ăn, rồi mấy người họ cùng đi chợ. Còn bà nội Nguyên Bảo đã mời mấy cụ già trong thôn khác đến chơi, nên không đi cùng mấy người trẻ tuổi.
Ở đây, vào tết nguyên tiêu hàng năm, mọi người đều đi chợ, đi hội chùa, buổi tối thì ở nhà qua tết nguyên tiêu. Sáng sớm, mọi người tụ năm tụ ba, cười cười nói nói, dọc đường đi, có thể thấy không ít người trong thôn khác cũng đi về phía chợ.
Loan Loan không hiểu nên trong lòng rất tò mò với việc đi hội chùa, nhưng không thể hỏi, mấy người nói chuyện, thỉnh thoảng nàng lại phụ họa hai ba câu, còn lại đều là chăm chú lắng nghe, sau đó âm thầm để tâm.
Đoàn người vừa đi vừa cười cười nói nói, chỉ lát sau đã đến trấn trên, ở ngoại ô thị trấn có một cái chùa.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/index.php/xuyen-ve-co-dai-lam-nong/chuong-69-di-hoi-chua.html.]
Nghe nói từ rất lâu về trước, có một vị hòa thượng vân du(*) đặt chân tới đây, xây dựng một cái miếu thờ nhỏ. Bản địa cũng có vị tài tử năm xưa từng đến kinh thành làm quan, cả nhà cũng chuyển đi, không biết qua bao nhiêu năm, con cháu của người đó chán ghét chốn quan trường, vinh quang trở về quê cũ, gia đình nhà giàu đều lưu hành bái phật trai giới(*), bởi vậy nên gia đình này cũng chủ động quyên tiền, mở rộng miếu thờ.
Cứ thế, về sau có mấy vị viên ngoại tới, vị nào cũng quyên tiền cung cấp chi phí tu bổ, xây dựng chùa miếu để bày tỏ lòng thành kính, cho nên ngày nay chùa này mới có thể lớn như thế, trong phạm vi trăm dặm, coi như là ngôi chùa lớn nhất. Tổng diện tích khoảng mười mẫu, vừa đến ngày lễ ngày tết là hương khói hưng thịnh.
Còn chưa đến chùa, bên ngoài cũng đã có rất nhiều người, hai bên đường là mấy sạp hàng của người bán hàng rong, còn có mấy cái xe ngựa của gia đình có tiền.
Loan Loan ngẩng đầu nhìn cái biển phía trên cổng chùa, trên đó có ghi mấy chữ: chùa Tĩnh Thanh.
Tên cũng giống như cảnh vật chung quanh chùa, u nhã tĩnh mịch, trang nghiêm.
Chùa này được chia thành phần tiền điện, trung điện và hậu viện.
Phía trước có hai cái điện thờ đều thờ cúng Bồ Tát, hậu viện chính là nơi nghỉ ngơi của chúng tăng, đương nhiên cũng bao gồm cả phòng bếp, vào những ngày tết hàng năm, cơm chay cũng đều được đặt trong hậu viện.
Loan Loan lặng lẽ hỏi Bách Thủ, vốn là muốn nghe ngóng một chút tin tức, nhưng Bách Thủ chỉ đến chùa Tĩnh Thanh khi còn bé, đã nhiều năm không tới, ở đây có rất nhiều thứ đã thay đổi.
Chùa chiền ở nông thôn đều bình dân hóa, ví dụ như ngày hôm nay là tết nguyên tiêu, người tới chùa thắp hương, không phân biệt sang hèn, cũng chẳng phân giàu nghèo, bất luận là thân phận như thế nào cũng có thể vào chùa thắp hương, xong rồi thì dùng cơm chay, chỉ cần đưa chút tiền là được.
Đây cũng là nguyên nhân vì sao cho tới nay chùa Tĩnh Thanh vẫn hương khói thịnh vượng.
Thong thả đi theo mọi người vào bên trong, mấy người bắt đầu từ tiền điện. Mấy người mẹ Nguyên Bảo ai cũng thành kính cúi đầu bái trước mỗi bức tượng Bồ Tát, sau khi khấn vái xong, lúc đi ra ngoài mọi người đều bỏ chút tiền nhang dầu vào trong hòm công đức, coi như là tâm ý của mình đối với chùa chiền, Bồ Tát.
Loan Loan biết, vào buổi tối, nhất định là chỗ bạc này sẽ vào trong túi hòa thượng, nàng cũng không ngốc đến nỗi nói ra chuyện này. Dĩ nhiên, lúc đi ra ngoài nàng cũng bắt chước mọi người, bỏ vào đó mấy văn tiền nhang đèn.
Cái này gọi là nhập gia tùy tục.
Mặc dù không tin vào tôn giáo, nhưng bản thân nàng cũng trải qua chuyện quỷ dị, giây phút nàng thắp hương quả thực cũng thành tâm thành ý.
Đi dạo ở tiền điện xong là đến trung điện, nữ nhân mà, làm chuyện gì cũng mân mân mê mê, sau khi Bách Thủ thắp hai nén hương, liền nói với Loan Loan một tiếng, rồi đi theo đám cha Nguyên Bảo tới chỗ ít người ở bên cạnh ngồi.
Bản thân Loan Loan cũng không muốn ở đây chen chen chúc chúc, nhưng nàng lại rất hiếu kỳ với chùa chiền cổ đại.