Xuyên không thành một cô gái ngốc nghếch mang bụng bầu - Chương 673
Cập nhật lúc: 2024-08-21 21:02:36
Lượt xem: 17
Nói xong đại ý các công việc, Chu Thành Chí nói: “Năm nay không tốt, ít mưa, e là có hạn hán.”
Đội ta không nhiều sông ngòi, chỉ dựa vào ít nước sông vậy sợ là không đủ.
Người xưa có câu “Thất bát long trị thủy, xuân thu nguyệt hữu trùng hoàng, biến thương nhân dân, ngũ cốc trường giá, bách tính cơ hoang”. Có nghĩa là nói mùa xuân nhiều côn trùng cắn phá mùa màng, mạ non. Hạ thu thì có nhiều châu chấu, cào cào gặm cành lá. đều là những chuyện không tốt.
Đây là kinh nghiệm bao năm nay, dù cho ở địa phương không nói quá, mười năm hết chín năm hạn hán thì cũng ba năm một vụ hạn hán là chắc chắn đúng.
Không phải mùa xuân hạn hán trồng không được lúa mì, làm sản lượng giảm sút thì là mùa hè hạn hán cây trồng c.h.ế.t khô, cũng có khả năng mùa thu khô hạn không trồng được lúa mì, mùa đông có lúc gần như không có tuyết. Khô đến c.h.ế.t người.
Thậm chí có những năm có đến nửa năm không mưa, khô đến nỗi lòng sông giống như vảy cá.
Vì thế dựa theo kinh nghiệm và trực giác của bản thân, ông cảm thấy năm nay sẽ khô hạn, còn đụng phải bát long trị thủy nên ông tin tưởng tuyệt đối, không nghi ngờ gì.
Có người nói: “Đội trưởng, không phải đã sửa đập nước rồi ư? Đến lúc ấy đổ nước vào.”
“Đúng rồi, mọi người cùng sửa thì cùng nhau sử dụng.”
Chu Thành Chí nói: “Cho dù đổ nước vào cũng chỉ dùng một lần, làm sao có thể dùng quanh năm? Ở đâu có kiểu muốn khi nào là có khi ấy đâu.”
Chu Minh Dũ nói: “Đội trưởng nói đúng, nếu chúng ta có giếng thì tranh thủ lúc đổ nước thì trữ đầy vào, nếu như không có thì chỉ có thể dùng một lần.”
Có người nói, thôn có nhiều kênh mương, không cần đào thêm, dù sao sửa kênh mương, đào cống rãnh, đào giếng là mệt nhất. Lại còn phải cày cấy, trồng vụ xuân.
Trương Thành Nhân rít hai tẩu thuốc, nhả ra vài vòng khói, chậm rãi nói: “Mương ở thôn chúng ta không sâu, chứa nước không nhiều. Nếu như thực sự khô hạn, không mưa thì sẽ rất khủng khiếp vào mùa xuân và mùa thu. Tôi thấy vẫn là phải đào đấy, chí ít phải đào sâu những cái mương nong trước. Tốt nhất là đào vài cái giếng lớn ở những nơi ruộng không có giếng, thuận lợi cho việc chống hạn hán.”
Chu Thành Chí để cho vài người phát ngôn, nêu lên ý kiến của mình.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/index.php/xuyen-khong-thanh-mot-co-gai-ngoc-nghech-mang-bung-bau/chuong-673.html.]
Chu Ngọc Trung nói: “Địa hình bờ tây sống cao, nhiều phù sa, lúc này cũng không có nhiều nước, chi bằng đào bùn lên làm phân bón, đào thêm hai ba cái bình đường.”
Bình đường là giếng sâu hình vuông, chiều dài hơn năm, sáu mét, chiều sâu năm, sáu mét. Giếng lớn như vậy đôi khi có thể thông ra một con suối, rất tốt để chứa nước.
Chu Thành Nghĩa cùng vài người thấy cũng có thể làm vậy.
Chu Thành Tín nói: “Chúng ta cùng không cần đào nhiều, có thời gian thì đào, một năm ba bốn cái là đủ dùng rồi.”
Chu Minh Dũ giúp phân tích một chút, tốt nhất là trước tiên nên đào ở sông ngòi dưới đường Nam. Mở rộng và đào sâu con mương đó, tranh thủ đào thành một con mương lớn. Sau đó, sửa và xây kênh, nối liền vào các con kênh của thôn khác. Bằng cách này, nước thoát ra từ hồ chứa Mã Vượng ở phía nam có thể thuận theo kênh mà chảy.
Vì vậy, ưu tiên hàng đầu không phải đến bờ tây sông đào giếng mà là đào ở phía nam trước.
Đợi sau khi đào xong xuôi thì có thể dẫn nước một mạch từ hướng bắc đến các con sông quanh làng. Sau đó tùy theo nhu cầu của mình mà đào giếng ở xung quanh ruộng hoặc đào rãnh trên ruộng để trữ nước.
Mạc Như lại có chút tò mò, lẽ nào “bát long trị thủy” thì nhất định sẽ khô hạn ư? Cái gọi là mấy con rồng trị thủy chẳng qua chỉ là thiên can ngày thìn đầu tiên của tháng giêng năm mới rơi vào mồng mấy thì là mấy con rồng trị con nước. Theo cách nói của người dân, rồng càng nhiều thì càng khô hạn, bởi vì “Rồng nhiều thì không mưa”, giống đạo lý người nhiều lười làm.
Dựa theo kinh nghiệm của họ thì vượt qua năm ngũ long đã thấy có chút hoang mang, năm nay tận tám con rồng trị thủy, vậy chắc rất khủng khiếp, cả làng đều cho rằng hạn hán là điều không thể tránh khỏi.
Chu Minh Dũ nói nhỏ: “Ở đây mười năm rồi thì chín năm khô hạn, đào giếng trữ nước là điều cần thiết.”
Vân Mộng Hạ Vũ
Đừng nghĩ đến việc năm nay có khô hạn hay khô, mà giếng là điều cần thiết.
Mạc Như gật đầu, thấy hắn nói rất có lý.
Thật ra, bắt đầu từ năm 1953, chính phủ đã tổ chức cho nông dân xây dựng các công trình thủy lợi, xây dựng hồ chứa nước, đào kênh mương và nhiều công việc tu sửa đã được thực hiện. Nhưng chỉ là toàn huyện lỵ hoặc toàn trấn, từng đơn vị hành động. Đào được đều là những con kênh lớn trực tiếp kết nối với các con sông lớn như là sông Ngũ Long, sông Giao Long...
Những năm hạn hán có thể dẫn nước tưới tiêu, những năm lũ lụt có thể xả lũ.
Tuy nhiên, những thứ này cách thôn Chu gia rất xa, rất bất lợi, không phải lúc nào cũng dùng được. Nếu muốn thôn mình không khô hạn nữa thì chỉ còn cách tự lực cánh sinh.