Xuyên không thành một cô gái ngốc nghếch mang bụng bầu - Chương 213
Cập nhật lúc: 2024-08-05 20:58:54
Lượt xem: 49
Cô nhìn một phích nước nóng trong số đó, nói nhỏ: “Anh Út Năm! Chúng ta mua một phích nước nóng đi.”
Mặc dù cô có không gian có thể giữ tươi và giữ ấm nhưng trong nhà không có, nếu vào mùa đông không đun nước thì người già và trẻ con không có nước nóng mà uống.
Chu Minh Dũ cầm tay cô hỏi giá, hỏi ra mới biết cái bằng sắt sáu đồng bốn một cái. Mạc Như giật mình suýt nữa đã rơi cằm ở quầy hàng. Không phải là cô hiểu biết nông cạn mà thực sự là quá đắt rồi, trong nhà trữ nhiều trứng gà như thế mang đến hợp tác xã chỉ có ba đồng.
Chà! Đời sau vẫn luôn có người nói thời điểm này vật giá rẻ, đến đời sau vật giá tăng vọt đáng buồn, thời điểm này dễ sống ư? Mặc dù trứng gà ba xu một quả, nhưng anh có ăn được không?
Thịt bảy hào một cân, một năm có thể ăn được mấy cân?
Thịt kho tàu, thịt đông pha, canh thịt cay... Mạc Như cảm thấy nước mắt sắp trào ra ngoài rồi.
Trời! Ngay cả phích nước nóng cũng không mua nổi.
Ngoài sắt ra, còn có loại vỏ đan bằng tre, bên trong là ruột phích.
Chu Minh Dũ cười và xoa vai cô, rồi hỏi người bán hàng mặc áo tay ngắn kẻ sọc đỏ: “Đồng chí! Cho hỏi phích nước nóng này bao nhiêu tiền?”
Người bán hàng trước đó thấy Mạc Như cứ lại gần nước hoa nên tỏ vẻ không vui, sau đó hỏi rồi lại không mua nên đã rất bực mình rồi, hiện tại lại hỏi thêm cái này nữa, cô ta ngẩng cầm mặt lạnh như băng nói: “Rốt cuộc anh có mua hay không, không mua thì đừng hỏi.”
Mạc Như vò nắm tay, chỉ vào cái khay tráng men và hỏi: “Cái này bao nhiêu tiền?”
Người bán hàng hừ một tiếng, bĩu môi: “Đừng có hỏi nữa, mua không nổi đâu.”
“Mặc kệ tôi có mua nổi hay không, đây là nhà của anh à? Hay là anh không bán?” Mạc Như tức giận.
Vân Mộng Hạ Vũ
Người bán hàng sững sờ, nhìn cặp vợ chồng từ dưới quê lên lại ngang ngược như thế, chẳng lẽ chưa từng trải đời nên chống đối khác thường như thế sao?
Đúng là kẻ quê mua thiếu hiểu biết.
“Ba đồng hai, cô mua không nổi đâu.” Người bán hàng hừ một tiếng.
Mạc Như lại chỉ vào cái lọ tráng men: “Cái này thì sao?”
Người bán hàng cảm thấy sắp phun khói rồi, trợn tròn mắt: “Có phải là cô đang thật tâm gây rối không? Không mua thì đi ra ngoài.”
Người bán hàng còn lại ở bên ngoài tuổi tác lớn hơn, thái độ cũng tốt hơn bước tới cười với cô, tỏ ý cô ta đừng tức giận: “Bọn họ từ xa đến đây một chuyến, chưa từng thấy nhiều thứ như thế, hỏi chút cũng không sao.”
Người bán hàng kẻ sọc bĩu môi, phàn nàn: “Chị Lý, chị nói chúng ta đứng đây cả ngày trời cũng mệt mỏi, sao bọn họ không thấu hiểu chứ? Không mua mà cứ hỏi này nọ suốt?”
Mạc Như không chút khách sáo, nói: “Sao cô biết là chúng tôi không mua, hôm nay chúng tôi không mua, sang năm mới chúng tôi bán heo rồi lại đến mua không được à. Nếu không biết là bao nhiêu tiền thì làm sao chúng tôi dành dụm được? Có phải cô cảm thấy cả đời này chúng tôi cũng không mua nổi một cái phích nước nóng?”
Người bán hàng kẻ sọc vẫn bĩu môi, cô ta cho rằng những người dân quê này cả đời cũng không mua nổi phích nước nóng đắt như thế.”
Mạc Như lại hừm một tiếng: “Tôi muốn mua kim chỉ cúc áo.”
Trước đó cô bô bô cãi một trận với người bán hàng, người bán hàng vốn đã không vui, hiện tại thấy Mạc Như với bộ dạng mua chút kim chỉ mà đã muốn xưng vương xưng bá nên lại càng thấy không vui.
Cô tùy tiện lấy một bao kim thép hiệu con bướm.
Mạc Như nói: “Cái này bao nhiêu tiền một bao? Còn hiệu khác không?”
Người bán hàng kẻ sọc giận dữ: “Có phải cô đến để xoi mói không? Sao mà khó phục vụ như thế?”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/index.php/xuyen-khong-thanh-mot-co-gai-ngoc-nghech-mang-bung-bau/chuong-213.html.]
Mạc Như: “Sao tôi lại khó phục vụ rồi? Nếu tôi không hỏi rõ ràng thì sao tôi so sánh được loại nào dễ sử dụng hơn?”
“Có để dùng là không tệ rồi, sao cô lại nhiều vấn đề như thế, còn kén cá chọn canh? Có phải dân quê các người đều kinh ngạc thái quá như thế?”
Người bán hàng kẻ sọc trực tiếp mắng chửi.
Mạc Như: ...Ôi dào, cô nổi điên rồi phải không?
Thấy ở đây ồn ào nên những người mua hàng khác cũng kéo đến xem, bình thường bọn họ không dám cãi nhau với người bán hàng nhưng khi thấy có người cự cãi thì bọn họ cũng can đảm trực tiếp ủng hộ Mạc Như: “Người bán hàng kia nóng nảy lắm, con ngươi mọc trên đỉnh đầu cả ngày, cái này không hỏi được giá, cái kia anh không mua nổi, muốn mua cái gì thì chỉ cái đó, không chỉ chính xác thì lấy sai hàng, đáng đời xui xẻo.”
“Mùa đông năm ngoái, tôi đến mua một đôi găng tay, rồi muốn xem thêm hai đôi nữa nhưng cô ta liên tục hỏi tôi muốn mua đôi nào. Tôi vẫn chưa nghĩ kỹ, giơ ngón tay không biết chỉ vào đôi nào thì cô ta tùy tiện lấy cho tôi một đôi. Cô bảo xem, khó khăn lắm tôi mới dành dụm được một năm phiếu vải, vậy mà lại lấy đôi tôi không thích, tôi nói muốn đổi thì cô ta trực tiếp quăng một câu không mua nổi thì đừng mua làm tôi tức c.h.ế.t đi được.”
“Đừng nói nữa, lần đó tôi đến mua vải cũng thế, mấy đồng loại mấy xấp vải chồng lên nhau chỉ để lộ chút mép, tôi muốn xem nhiều chút cũng không được, muốn mua xấp hoa huệ tây thịnh hành, cuối cùng lại lấy cho tôi loại khác…”
Mọi người nói liên tục không dứt, cùng nhau thảo phạt người bán hàng kia.
Vẻ mặt của gười bán hàng kẻ sọc lúc xanh lè lúc tái mét, cô ta tức giận ngậm miệng kìm nén, cuối cùng ấm ức khóc “oa” ngay sau đó: “Các người đang làm gì thế? Các người hợp lại bắt nạt người khác à.”
Chu Minh Dũ nói: “Chúng tôi không bắt nạt cô, chỉ là muốn hỏi giá cả mà thôi, hỏi giá xong chúng tôi mới tính xem tiền có đủ hay không. Lần đầu tiên đến cửa hàng lớn như thế này, khó tránh khỏi phải xem nhiều và tìm hiểu kỹ, làm tăng thêm gánh nặng công việc cho cô, rất xin lỗi, nhưng nếu cô đã được chọn đứng ở quầy hàng bán hàng cho mọi người mà không cần ra ngoài gió thổi dầm mưa dãi nắng, có phải cũng nên thấu hiểu cho những khách hàng đến đây mua đồ.”
Mặc dù hiện tại vẫn chưa thịnh hành “Ống nghe bệnh và tay lái, cán bộ nhân sự và người bán hàng”, đãi ngộ tốt nhất khiến người khác thấy ngưỡng mộ vẫn là công nhân.
Nhưng người bán hàng là ngành nghề mà người dân quê ngưỡng mộ nhất, dù sao bọn họ ở dưới quê cũng chưa từng tiếp xúc với bao nhiêu công nhân, nhưng người bán hàng ở hợp tác xã là nhân vật còn lợi hại hơn bí thư đại đội và đại đội trưởng. Bọn họ quản lý hàng hóa của hợp tác xã, một người dân quê sáng sớm đến xếp hàng nhưng mở cửa chưa được bao lâu thì người bán hàng kia đã vung cánh tay nói hết rồi hết rồi, câu nói này đúng là khó chịu hơn bất cứ thứ gì.
Nông dân cảm thấy công việc của bọn họ chẳng những nhẹ nhàng, lương lại cao, có thể diện, hơn nữa còn có thể mua được những thứ mà người khác không mua được.
Đương nhiên, người bán hàng cũng có chỗ khó, dù sao cũng là công việc cực nhọc, nhất là sáng sớm vừa mở cửa thì trước cửa đã xếp một hàng dài, anh mua cái này anh mua cái kia mà chỉ có bốn năm người bán hàng, đúng là mệt c.h.ế.t đi được.
Người mua hàng nhiều, tố chất đương nhiên là có cao có thấp, những người bán hàng vui mừng vì công việc tốt nhưng cũng thấy nhàm chán, lâu dần sinh ra một cảm giác tôi ưu việt còn những người giành giật đến sứt đầu cũng không mua được gì thật là phiền.
Thấy Chu Minh Dũ nói như thế, Mạc Như cũng nói: “Anh Út Năm của tôi nói đúng đó, cô là người bán hàng chính là làm công việc này, chúng tôi đến mua đồ hỏi giá là lẽ đương nhiên. Cho dù làm phiền cô thì cô cũng nên nhẫn nại chút, chúng tôi ở nhà làm ruộng, bản thân không nỡ ăn mặc, lương thực và bông đều phải nộp rồi mới phát lương thực cung ứng, nhưng sao chúng tôi lại không thấy phiền? Thứ cô ăn là do chúng tôi trồng, thứ cô mặc cũng là do chúng tôi trồng, cô còn không kiên nhẫn với chúng tôi được ư?
Ba người bán hàng còn lại cũng đến hòa giải: “Ha ha, không sao, mọi người hỏi gì thì cứ hỏi.”
Trong số đó đương nhiên cũng có người nói giúp người bán hàng kẻ sọc, cũng có người thấy ghét những người đến mua đồ sao lắm chuyện thế: “Chỉ có mấy thứ đó thôi, có thể mua được là không tệ rồi, kén cá chọn canh vốn không đúng.”
“Tôi thấy cần có phiếu cung ứng, để bọn họ xếp hàng dài, xếp một ngày trời cũng không mua được. Hiện tại có vài thứ không cần phiếu nên thành ra bọn họ có nhiều tật xấu.”
Người bán hàng lớn tuổi hạ hỏa: “Được rồi, ít nói vài câu, mọi người đều không dễ dàng gì.”
Mạc Như và Chu Minh Dũ không nói gì, trong đám đông có một phụ nữ khoảng ba mươi mấy tuổi tỏ vẻ không vui: “Cô nói kiểu gì thế? Lần trước tôi đến mua chỉ cũng chính là cô, tôi cần màu hồng phấn, cô cứ nói tôi chỉ màu đỏ thẫm rồi lấy màu đỏ thẫm mà không chịu đổi.”
Trong phút chốc, hai người bán hàng trẻ tuổi lại cãi vã với những khách hàng khác.
Có lẽ cũng là oán hận chất chứa sâu đậm, một khi có người mở đầu thì sẽ làm ầm ĩ không có hồi kết.
Mạc Như và Chu Minh Dũ lại đứng ngoài cuộc, ai cũng không quan tâm hai người họ, như thể bọn họ không liên quan gì đến chuyện này.
Mạc Như nhìn Chu Minh Dũ, lè lưỡi nói: “Anh Út Năm, anh nói xem có phải em không biết kiên nhẫn rồi?”
Dù sao cũng là từ đời sau đến, thời điểm ấy khách hàng là thượng đế, đi siêu thị hay tiệm trang phục đều có thể nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt, phần lớn người bán hàng đều nhiệt tình và lịch sự, lại còn chủ động giới thiệu sản phẩm, còn khách hàng phần lớn cũng có tố chất.
Nói trắng ra vẫn là làm ầm ĩ, cung không đủ cầu, khách hàng yêu cầu đến mua.
Chu Minh Dũ cười nói: “Sợ gì chứ, chúng ta cũng không làm gì sai, như thế mới tốt, bọn họ nhớ đến chúng ta thì sau này có đến mua đồ cũng không dám kỳ thị chúng ta.”