Xuyên không, mẹ kế chỉ thích làm cá mặn - Chương 152
Cập nhật lúc: 2024-11-08 15:44:41
Lượt xem: 114
Nhưng sách không phải là tùy tiện mua cho có, Ôn Diệp tiện tay lấy đại một quyển, lật xem vài trang, là thể loại mà nàng thích.
Ôn Diệp cảm thán một câu: "Vẫn là muội muội ruột thân thiết."
"Dì?" Từ Ngọc Tuyên ở bên cạnh đột nhiên bật thốt ra một từ như vậy. Ôn Diệp cực kỳ kinh ngạc: "Nhanh vậy đã biết gọi "dì" rồi hả?"
Sau khi nói xong dường như nhớ đến chuyện gì, lại vươn tay vỗ đầu cậu nhóc và nói: "Thật thông minh, lần sau để tiểu di tặng con nhiều sách hơn."
Từ Ngọc Tuyên lắc đầu như trống bỏi cự tuyệt. "Không muốn!"
Ở độ tuổi này của Từ Ngọc Tuyên thì sao có thể hiểu được hàm nghĩa chân chính mà "sách" đại biểu là cái gì, chỉ là vô thức bài xích nó mà thôi.
Ôn Diệp cảm thấy nó cũng giống như vòng sinh vật đời sau, tựa như một số thiên địch nào đó trong chuỗi thức ăn.
Nàng bỗng nghĩ đến cái gì, lại ngẩng đầu nhìn thoáng qua Từ Nguyệt Gia.
Nhi tử của Trạng Nguyên lang lại không thích đọc sách, quả nhiên ứng với câu nói: Mộ phần tổ tiên không phải lúc nào cũng có thể bốc khói xanh.
"Nàng thích mấy loại này hả?"
Từ Nguyệt Gia thấy nàng nhìn về phía mình, tâm mắt tùy ý đảo qua sách trong rương, liếc thấy mấy quyển sách khá quen thuộc, vì thế hỏi ra miệng.
Ôn Diệp nghe được mùi không đúng lắm trong giọng nói của hắn, bèn hỏi: "Lời này của lang quân là có ý gì?"
Từ Nguyệt Gia dời mắt đi: "Bên trong có mấy quyển ta đã từng đọc qua."
Ôn Diệp khó mà tin nổi: "Thật sao?"
Cảm giác mà hắn để lại cho nàng không giống với người sẽ xem mấy loại tiểu thuyết chí quái này.
Từ Nguyệt Gia nói: "Ở trên giá sách đấy, sách mà ta đã xem qua về cơ bản đều viết chú giải, nàng có thể lật xem bất cứ lúc nào."
Xem tiểu thuyết chí quái mà còn viết chú giải cái gì, Ôn Diệp không cách nào hiểu nổi, này không khỏi khiến nàng nhớ đến mấy thể loại "du xuân xong về viết cảm nhận"”,"xem phim xong về viết cảm nhận”... ở đời sau.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/index.php/xuyen-khong-me-ke-chi-thich-lam-ca-man/chuong-152.html.]
Nhưng nàng vẫn không quên đáp lại: "Được thôi, lang quân." Trong giọng điệu rõ ràng chỉ nói cho có lệ.
Từ Nguyệt Gia: ”..."
*
Mồng ba tết, nhóm thân thích của Quốc Công phủ tề tựu đông đủ tại Quốc Công phủ.
Trong đó có gia đình của Từ cô mẫu Xương Nam Hầu phủ mà Ôn Diệp quen biết, cũng có mấy vị trưởng bối chỉ từng gặp thoáng qua vào ngày kính trà hôm đó, càng nhiều hơn vẫn là những người cùng vai phải lứa và các vãn bối chưa từng gặp mặt.
Sau khi Ôn Diệp nhất nhất hành lễ xong, trong lòng nàng chỉ đọng lại một cảm thụ, nhiều người quá.
Nhà ngoại tổ của Từ Ngọc Tuyên đã không còn ai nữa.
Mà con vợ cả dưới gối tổ phụ chỉ có hai nam hai nữ, con vợ lẽ thì nhiều hơn, ở trong Kinh có bốn nhà.
Phụ thân của Từ Nguyệt Gia và Tứ thúc con vợ cả đều đã qua đời, quan hệ gần gũi nhất chỉ còn hai vị cô mẫu là Từ cô mẫu và Đại cô thái thái.
Quan hệ với các thúc bá cô mẫu con vợ lẽ thì có thân có sơ, trước đó Lục thị đã từng nhiều lần nói qua với nàng.
Tuy các trưởng bối của Quốc Công phủ đã qua đời nhiều năm, nhưng cứ mỗi dịp tụ họp thì những người này chưa bao giờ vắng mặt, ai ai cũng muốn giữ mối quan hệ tốt với Quốc Công phủ.
Lục thị đưa Ôn Diệp đi gặp gỡ hai vị thứ thẩm có quan hệ không tồi với nàng ấy. Về phần những người khác thì không cần Lục thị phải giới thiệu, bọn họ sẽ chủ động sáp tới làm quen.
Lục thị nói: "Đây là ngũ thẩm và thất thẩm của muội."
Ôn Diệp kính cẩn thi lễ với các nàng, thất thẩm Vi thị dịu dàng nói: "Không cần đa lễ, đều là người một nhà."
Ngũ thẩm Quách thị thì cởi mở hơn chút, nàng ấy nói: "Thất thẩm của con nói đúng đấy, người một nhà không cần để ý mấy nghi thức xã giao đó."
Ôn Diệp nhớ Lục thị từng nói rằng, ngoài vị Tứ thúc con vợ cả ra thì trong số các con vợ lẽ, lão Quốc Công thân thiết với Ngũ thúc nhất, có lẽ cũng bởi vì cả hai đều là võ tướng.
Gia thế của vị Ngũ thẩm này không cao, là nữ nhi của một lão Bách hộ mà Ngũ thúc đã gặp gỡ lúc còn ở biên quan.
Về phần vị thất thẩm nhìn có vẻ dịu dàng này, nàng ta là một trong những bạn tốt khuê phòng lúc Lục thị còn chưa gả.