Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

Vào Tiểu Thuyết Làm Nha Hoàn, Ta Cầm Trong Tay Kịch Bản Sống Vui Vẻ - Chương 82

Cập nhật lúc: 2024-11-03 09:47:58
Lượt xem: 63

Có lẽ là thấy Cố Kiến Châu thăng quan quá nhanh nên trong lòng có chút ganh đua, hoặc là bỏ qua chuyện này, cảm thấy chỉ cần bảo vệ phu quân và tước vị là được.

Khương Đường không nghĩ sẽ lén đi nhắc nhở nàng ta, đầu tiên, nàng là nha hoàn của Yến Kỉ Đường, tất nhiên sẽ hy vọng người được hưởng điều tốt đẹp là Lục Cẩm Dao. Thứ hai, Hàn thị từng sai khiến Trương quản sự phá hủy trong sạch của nàng, gài bẫy nàng, chắc nàng phải rảnh rỗi đến phát điên mới chạy tới nhắc nhở Hàn thị.

Còn nữa… Người nào có mệnh số của người đó, nếu nàng đi tìm Hàn thị nói, sau này Cố Kiến Phong sẽ mất vị trí thế tử vì nàng ta, chắc Hàn thị sẽ nghĩ rằng nàng là kẻ điên.

Không chừng còn tìm đạo sĩ về bắt nàng.

Khương Đường không muốn dẫn lửa đốt thân, lúc ấy nàng đã sớm rời khỏi phủ Vĩnh Ninh hầu.

Theo nàng, mấy chuyện này cũng không hoàn toàn do vận may của Lục Cẩm Dao.

Làm người nên biết đủ, trăng tròn sẽ khuyết.

Sau bữa sáng, phòng bếp lớn bắt đầu bận rộn.

Vân Mộng Hạ Vũ

Trước tiên là làm các món nguội, đây là chuyên môn của các đầu bếp, làm mấy món này cần chú ý nhiều chỗ, không thể để lẫn xương vào, cá không được có quá nhiều xương, tôm không được để vỏ, bằng không nhóm nữ quyến vừa ăn vừa nhả xương, vừa lột vỏ tôm trông rất chướng tai gai mắt.

Mùi vị không thể quá nặng, ví dụ như tỏi, hẹ, thịt dê tốt nhất là không dọn lên.

Vì sau khi ăn xong sẽ trò chuyện, không thể để cho người khác ngửi được mùi trong miệng mình, mùi vị nhẹ chỉ cần súc miệng sạch sẽ là được.

Trên bàn có đầy đủ các món chua cay mặn ngọt, khách tới từ nhiều nơi khác nhau, khẩu vị cũng sẽ khác nhau.

Khương Đường chia thành ba loại món ăn, một nguội, hai nóng.

Món nguội là bánh tôm chiên, tôm được lộ.t sạch vỏ rồi băm nhuyễn, sau đó ướp gia vị, nắn thành khối vừa ăn rồi cho vào chảo chiên từ từ.

Dùng tôm làm món nguội sẽ có vị hơi tanh, do đó còn làm thêm một phần tương cà chua.

Tương dùng để chấm, có vị chua ngọt.

Phần tương này được Khương Đường làm từ trưa hôm qua, Trần Đại nếm thử, nói không tồi: “Cái này không chỉ chấm ăn ngon, lúc nấu ăn cũng có thể bỏ vào một ít.”

Món khai vị có vị chua sẽ khiến người ta thấy dễ ăn hơn. Làm món này hơi tốn công, phải lột vỏ tôm rồi lấy sạch chỉ lưng tôm, sau đó mang đi băm nhuyễn, xắt hạt lựu không ngon, chẳng bằng mang đi băm nhuyễn.

May mắn có Triệu đại nương và nhóm phụ bếp, không đến mức Khương Đường phải tự làm tất cả.

Một trong hai món nóng Khương Đường làm là thịt heo xào dứa chua ngọt.

Dứa là một loại trái cây mới mẻ được mang về từ nước ngoài, giá cả đắt đỏ, nhưng Hàn thị thử qua thứ này xong đã lập tức yêu cầu món này.

Hôm trước dứa đã được mang tới phòng bếp lớn, sáng sớm nhóm phụ bếp đã hỗ trợ gọt vỏ và cắt miếng.

Món ăn này rất khó để căn chỉnh độ lửa, khi chiên thịt phải chiên đến khi vỏ ngoài vàng giòn nhưng vẫn giữ được độ mềm bên trong, sử dụng một chảo to để chiên được nhiều trong một lần, không dễ khống chế độ lửa.

Còn một món nữa là vịt nướng, đây là món Hàn thị chỉ định.

Không dễ gì để nướng hết hai mươi con vịt, nướng xong còn phải sắp ra dĩa, kèm với bún và hành thái nhỏ, phải làm tương ngọt. Nếu nhìn sơ qua thì chỉ thấy có ba món ăn, nhưng lượng công việc lại nhiều hơn số lượng ba món rất nhiều.

Những món ăn còn lại bao gồm Phật nhảy tường, tôm Long Tĩnh… Đều là những món ăn đã thử cách đây mấy hôm.

Phòng bếp lớn chỉ phụ trách nấu ăn, dọn đồ ăn là nha hoàn do Hàn thị sắp xếp, có tới mười mấy nha hoàn chịu trách nhiệm bưng đồ ăn.

Từ tiền viện đến hoa viên ở hậu viện đều có nha hoàn đứng hầu, mọi nơi được quét tước vô cùng sạch sẽ.

Hôm nay Cố Kiến Phong phải lên triều, lúc sắp đi đã nói chuyện với Hàn thị một hồi lâu, nói thời gian này nàng ta vất vả, hắn sẽ làm việc thật tốt, trông chừng hài tử đọc sách cho tốt, không ra ngoài làm chuyện xằng bậy.

Cố Kiến Phong biết mình học hành không tốt, tài hoa thì kém Tứ đệ, công phu thì kém Ngũ đệ. Thậm chí còn kém cả hai vị thứ đệ trong nhà, nhưng nếu đã kế thừa tước vị thì hắn sẽ làm tốt những việc mình nên làm.

Bảo vệ Hầu phủ, giáo dục hài tử cho tốt.

Hắn cũng biết thê tử không hài lòng về hắn, nhưng hắn chỉ làm được như vậy, không dễ gì chạm đến chức quan ở Hồng Lư Tự, nhưng hắn chỉ cần liếc mắt đã biết được kết quả.

Hàn thị gật đầu, dịu dàng nói: “Vâng, giữa trưa về sớm một chút. Hôm nay Viễn ca nhi được nghỉ, ta sai người đến thư viện đón nó về, phụ tử các ngươi nói chuyện nhiều một chút.”

Cố Kiến Phong vỗ vai Hàn thị: “Ta đi đây.”

Nam nhân Cố gia đều phải lên triều, những quan viên tới dùng tiệc chỉ có thể đến vào giữa trưa.

Người tới sớm đều là nữ quyến.

Đầu tiên là vào cửa, sau đó lấy bái thiếp, đến tiền sảnh tặng lễ.

Người bình thường hay qua lại, người thân cận thì mang hai bình rượu, một ít điểm tâm, tất cả đều được chọn lựa kỹ càng. Đa số người còn lại thì trực tiếp tặng bạc, sáu lượng hoặc là tám lượng, nhiều ít tùy vào việc kết giao của Hàn thị, con số nghe cũng có vẻ đại cát đại lợi.

Nếu chỉ dựa vào bổng lộc thông thường căn bản không thể quán xuyến chuyện kết giao này.

Lễ vật của Yến Kỉ Đường cũng đã đưa đến. Sau khi lễ vật của Yến Kỉ Đường tới thì lễ vật của các viện khác cũng được đưa qua, số lượng gần như tương đương.

Người tới sớm nhất là nhị cô nãi nãi của phủ Vĩnh Ninh hầu tên là Cố Thuận Anh, sau khi tặng lễ xong thì đi gặp Trịnh thị và tổ phụ, tổ mẫu cùng quê.

Sau đó, nhà mẹ đẻ của Hàn thị cũng tới.

Hàn gia thuộc về giới thanh lưu nên lễ vật không quá quý trọng. Hàn phu nhân khí chất hào phóng khéo léo, tẩu tử của Hàn thị bộ dáng ôn hòa, sai nha hoàn đưa nàng ấy đi dạo một vòng phủ Vĩnh Ninh hầu, cho tiểu cô và bà bà có cơ hội nói chuyện riêng.

Cũng có người là khách của Vĩnh Ninh hầu, và nhóm phu nhân, nương tử có giao hảo với Trịnh thị.

Bởi vì mối quan hệ với Vĩnh Ninh hầu mà hai nhóm người này cũng chồng chéo lên nhau.

Trên quan trường chính là như thế, đương gia chủ mẫu phải là người hiểu biết và phụ trách chuyện đối nhân xử thế.

Các phu nhân và nương tử mang theo nha hoàn đến hoa viên xem hát, càng ngày càng nhiều người tụ tới. Vào những dịp này, có rất nhiều người dắt nữ nhi nhà mình theo. Không chỉ ăn một bữa tiệc mà có cơ hội lộ mặt cho người ta thấy, cũng để mọi người biết được hài tử nhà mình đã tới độ tuổi thích hợp.

Ngoại trừ xem hát, có cả điểm tâm và trái cây.

Điểm tâm có của Ngũ Hương Cư và Cẩm Đường Cư, tốn không ít bạc, chỉ nhìn mấy thứ này cũng có thể thấy yến hội được chuẩn bị kỹ lưỡng như thế nào.

Hàn thị trò chuyện với mẫu thân một lúc rồi đi ra gặp khách.

Nói vài lời chào hỏi, chúc mừng khách sáo rồi lại hỏi tới chuyện hài tử của các gia đình. Cố Ninh Viễn năm nay mười bốn tuổi, hai nữ nhi của Hàn thị còn nhỏ tuổi, không gấp gáp tính chuyện hôn nhân nên chủ yếu là hỏi chuyện học hành.

Hàn thị cực kỳ hài lòng với nhi tử như Cố Ninh Viễn, nghe được những lời khen thì ý cười trên mặt nàng ta cũng tăng từ ba lên năm phần.

Phủ Vĩnh Ninh hầu rộng lớn, phu nhân các gia đình mặc toàn y phục gấm vóc, có một hai nha hoàn theo phía sau, người đứng kẻ ngồi, ngắm hoa hoặc ngắm phong cảnh, uống nước trà ăn điểm tâm vô cùng thoải mái.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/index.php/vao-tieu-thuyet-lam-nha-hoan-ta-cam-trong-tay-kich-ban-song-vui-ve/chuong-82.html.]

Hàn thị nói chuyện với bọn họ vô cùng trôi chảy, khí độ không thua bất cứ kẻ nào.

Hứa thị và Vân thị cũng trợ giúp chiêu đãi khách, khách nam không nhiều, Cố Kiến Phong không ở đây nên Cố Kiến Sơn và Cố Kiến Hiên cùng hỗ trợ.

Lục Cẩm Dao có thai nên chuyện đãi khách không cần nàng ấy phụ giúp.

Nàng ấy qua trễ, trực tiếp tới bái kiến Cố lão gia và lão phu nhân rồi nói chuyện với hai vị tỷ tỷ một hồi.

Nói chuyện một lát đã tới trưa.

Mấy người Vĩnh Ninh hầu cũng đã bãi triều trở về, có không ít đồng liêu của Vĩnh Ninh hầu và Cố Kiến Phong đi theo, hàn huyên một lát rồi ngồi vào vị trí.

Bởi vì mấy người này đa số là có quan hệ với đại phòng nên Lục Cẩm Dao chỉ im lặng. Nàng ấy là tức phụ của Cố gia nên tất nhiên sẽ ngồi cùng bàn với người của Cố gia.

Ngồi ở vị trí chủ tọa là Cố lão gia và lão phu nhân, Trịnh thị và Vĩnh Ninh hầu ngồi ở hai bên, những người còn lại sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.

Hàn thị cùng Cố Kiến Phong hôm nay phải tiếp khách và kính rượu nên không ngồi vào bàn tiệc.

Thời tiết hôm nay khá tốt, trời trong xanh, mây mềm như bông, ngoài sảnh là một mảnh đất trống rộng rãi, có gió nhẹ thổi qua.

Chuẩn bị yến hội cho khoảng hai trăm người, mười tám bàn đã có người ngồi, còn lại hai bàn trống.

Chờ sau khi khai tiệc, Vĩnh Ninh hầu đứng dậy mang theo Cố Kiến Phong và Hàn thị đi tới từng bàn kính rượu, thông báo với mọi người sau này trưởng tử sẽ là người kế thừa của Hầu phủ.

Sau khi kính rượu xong, Cố Kiến Phong nâng chén nói: “Các vị đường xa đến đây, trong phủ có chuẩn bị một ít rượu nhạt và thức ăn, mời các vị ăn no uống say.”

Món nguội đã được bày lên bàn cùng với các món ăn chính, nhìn sơ qua có thể thấy được món Phật nhảy tường, chân giò thủy tinh… Đều là món chính, rất chú trọng cách sắp xếp và trang trí, tuy chưa nếm thử nhưng cũng thấy được hương sắc vẹn toàn.

Loại tiệc như thế này đa số thức ăn đều không ngon, nhìn thì đẹp nhưng ăn không được. Món ăn hoặc là đồ ăn sẵn, hoặc là đã giữ lạnh.

Mọi người tới đây không phải để ăn nên cũng không quá kỳ vọng.

Không biết ai là người động đũa đầu tiên, gắp một miếng tôm Long Tĩnh, nếm được hương vị tươi mới sảng khoái, để lại dư vị ngọt ngào.

Sau đó là món vịt nướng nóng hôi hổi chấm với tương ngọt, vừa cho vào miệng là tan.

Dưa chuột thái mỏng thanh mát nằm trong vỏ bánh xèo, ăn cùng với thịt vịt và hành thái nhỏ, dưa chuột tươi mát trung hòa vị dầu mỡ của thịt vịt, tuy thịt có vị béo nhưng không hề ngấy.

Bàn ăn cũng to hơn so với thường ngày, trên dưới hai tầng, chỉ cần đẩy nhẹ là có thể di chuyển.

Ngoại trừ món Phật nhảy tường được phục vụ mỗi người một phần, các món ăn còn lại đều được bày ra đĩa chung cho một bàn, mười người cùng ngồi tất nhiên không thể chồm sang phía đối diện nên chỉ có thể ăn được những món mà mình có thể gắp tới.

Có phu nhân hỏi bàn tiệc này là ai làm, Hàn thị cười nói: “Cái này do đệ muội ta gọi người tới nấu, ta sẽ hỏi giúp ngươi.”

Tuy Hàn thị cho làm một hơi hai mươi bàn nhưng cũng chỉ bắt chước theo cách Lục Cẩm Dao đã làm cho chính viện. Không phải thứ nàng ta nghĩ ra thì nàng ta sẽ không tranh công.

Sau đó là tới món bánh tôm chiên chấm sốt chua ngọt và thịt heo xào dứa chua ngọt, nước sốt vàng rưới lên lớp da giòn, thịt bên trong vô cùng mềm mại.

Đầu bếp không cho trái cây vào trong đĩa, vị chua ngọt của dứa chín sẽ càng đậm đà hơn.

Các phu nhân và nương tử đều thích món này.

Lục Cẩm Dao nếm thử thì biết đây là món Khương Đường làm.

Tới những đại sư phụ cũng chưa chắc kiểm soát được độ lửa của món vịt nướng, toàn bộ Hầu phủ cũng chỉ có Khương Đường làm được. Trong khi những người khác còn chưa kịp tiến bộ thì Khương Đường đã làm được ba loại thịt xào chua ngọt.

Món ăn hôm nay vô cùng ngon.

Nam nhân uống rượu, nữ nhân uống trà hoa quả.

Khi mười sáu món ăn đã được dọn lên hết, các nha hoàn trông chừng thấy món nào gần hết sẽ lặng lẽ tiếp thêm.

Trên bàn tiệc không được để đĩa trống, dù đồ ăn có ngon thì cũng sợ người ta sẽ cảm thấy gia chủ chiêu đãi không chu toàn.

Khương Đường lại làm thêm một nồi thịt heo xào dứa chua ngọt, lúc nàng đang xào thì cả đám người của phòng bếp đứng phía sau vây xem, vì Trần Đại và các đầu bếp khác cũng đã từng chỉ dạy cho nàng nên nàng cũng không giấu giếm gì cả, thoải mái để mọi người quan sát.

Trần Đại vừa xem vừa suy nghĩ: “Có thể dùng trái cây khác để nấu đồ ăn không, dưa mật và đào thì sao?”

Có thể dùng loại khác thử, trái cây có thể ăn, sao không thử dùng nó để chế biến món ăn, sao trước kia hắn lại không nghĩ ra.

Khương Đường cười: “Sư phó có thể thử xem, có lẽ sẽ ngon đó.”

Nàng biết khi nướng cá thêm một ít sốt trái cây sẽ ngon hơn, như vải và dứa, dùng vỏ trái cây để nướng thịt sẽ khiến thịt càng thơm nồng, khi ăn cũng không cảm thấy dầu mỡ.

Khương Đường xào xong một nồi thức ăn to mới bỏ cái xẻng trong tay xuống.

Vì nồi quá to nên không thể dùng xẻng gỗ, phải dùng xẻng sắt mới được.

Trần Đại sai đồ đệ của mình dọn đồ ăn ra, từng đĩa từng đĩa được bày ra, trong lòng hắn cũng kinh ngạc, Khương Đường chỉ là một cô nương, vóc dáng cũng không lớn, vậy mà có thể dùng xẻng đảo liên tiếp trong nồi như vậy.

“Được rồi, nóng quá, ngươi nghỉ một lát đi. Chờ xem lát nữa còn cần bưng đồ ăn lên không, chúng ta cũng tranh thủ ăn cơm.”

Thức ăn được chuẩn bị theo khẩu phần của hai mươi bàn, kết quả chỉ chiêu đãi có mười tám bàn nên bị thừa.

Bọn họ cùng nhau ăn cơm, đồ còn thừa lại để chút nữa sẽ phân chia sau.

Khương Đường đã ăn một ít khi thử đồ ăn, đây là lần đầu tiên nàng thưởng thức món Phật nhảy tường một cách nghiêm túc.

Là một chén súp nhỏ đặc sệt, bên trong có bào ngư, hải sâm, sò khô, bong bóng cá… mới ngửi đã cảm nhận được hương vị thơm ngon, một chén nhỏ mà có đa dạng nguyên liệu, sau khi ăn hết thức ăn bên trong thì có thể trộn cơm vào ăn chung.

Mọi người ăn cơm ở phòng bếp lớn không ngồi chung một bàn mà là mỗi người lấy một chén, sau đó gắp đồ ăn cho vào trong.

Đồ ăn rất đa dạng, Khương Đường không thể ăn hết nên chỉ lấy món vịt hầm măng và cà tím dồn thịt. Lấy thêm một miếng chân giò nhỏ, những lúc không thiếu thịt, Khương Đường càng thích ăn mấy món này hơn, tuy tốn nhiều thời gian và công sức nhưng ăn rất ngon.

Lúc bọn họ ăn xong, không thấy ngoài tiền sảnh gọi thêm đồ ăn, xem ra đã dùng bữa xong, Trần Đại gọi bọn họ lại chia đồ ăn thừa.

Khương Đường lấy rất nhiều cá và thịt sống, còn có bán thành phẩm và những món chưa được nấu xong.

Trở lại Yến Kỉ Đường, cả đám gào khóc đòi ăn thịt cừu.

Lục Cẩm Dao chưa trở về, Hoài Hề và Bán Hạ đi cùng nàng ấy đến tiền viện, Nguyệt Vân và Tĩnh Mặc cũng đến tiền viện hỗ trợ, trong viện chỉ còn lại ba nha hoàn.

Khương Đường cùng Triệu đại nương đã dùng bữa trước khi đi về, Bạch Vi nói chờ bọn họ quay lại rồi ăn.

Vậy cũng không cần gấp gáp nấu cơm.

Loading...