Vào Tiểu Thuyết Làm Nha Hoàn, Ta Cầm Trong Tay Kịch Bản Sống Vui Vẻ - Chương 153
Cập nhật lúc: 2024-11-04 05:51:29
Lượt xem: 47
Không đáp ứng thì không đáp ứng thôi, Trịnh thị cười cười: “Cũng được, ngươi không muốn thì thôi.”
Trịnh thị lại hỏi vài câu về chuyện khác, Khương Đường lựa lời đáp: “Phu nhân không cần quá lo lắng cho ta, trên hàng rào trong viện của ta đều rải lưu ly vụn, còn có Điểm Kim Ô Kim bồi ta nữa, không có việc gì.”
Trịnh thị gật đầu, lúc này mới rời đi.
Trên đường trở về, Trịnh thị tựa vào trong xe nhắm mắt dưỡng thần, xe ngựa lắc lư, Nam Hương nhẹ giọng nói: “Khương cô nương cũng thật là, nhân duyên tốt như vậy mà sao lại không muốn chứ.”
Một nha hoàn, có thể gả cho một công tử đã là chuyện cực kỳ tốt rồi.
Trịnh thị thầm nghĩ, lý do không muốn cũng nhiều lắm. Chỉ là Khương Đường chính mình có thể kiếm tiền, cũng không phải coi trọng phú quý Hầu phủ, như vậy, chỉ có thể vì bản thân Cố Kiến Sơn thôi.
Trong lòng bà ấy rất phức tạp, bà ấy càng nguyện ý Khương Đường chỉ là một người có mỹ mạo, cứ như vậy thì căn bản không cần bà ấy phải phí tâm tư gì.
Ôi, còn phải hồi thư cho Nhữ Lâm nữa.
Trịnh thị nói: “Không muốn thì không muốn thôi. Kiến Hiên tuổi còn nhỏ, chưa trải sự đời, Khương Đường chỉ nhỏ hơn hắn một tuổi thôi mà Kiến Hiên chỉ biết đọc sách, còn Khương Đường đã tự mình làm ăn rồi.”
Cố Kiến Hiên bên kia chờ kỳ thi mùa xuân xong đã rồi nói sau, bớt ảnh hưởng đến kỳ thi.
Chờ Cố Kiến Sơn trở về thì không thể kéo dài thêm được nữa, sớm muộn gì cũng phải nói cho rõ ràng. Cứ trì hoãn như vậy không phải là biện pháp, nói rõ ràng quan hệ trong đó, hắn sẽ hiểu.
Trịnh thị nói: “Lát nữa sau khi trở về ngươi đi Yến Kỉ Đường mời Tứ nương tử tới đây một chuyến.”
Việc này là bà ấy đuối lý, chẳng qua không thể làm rõ ràng được, đương nhiên bà ấy không thể ra mặt đi bồi thường, để Lục Cẩm Dao đưa cho Khương Đường vài thứ là được rồi.
Khương Đường tiễn Trịnh thị đi, thu dọn chén trà trong phòng, sau đó mới đi xem mấy cái bánh bao nhỏ mua về.
Đã nguội ngắt rồi.
Nàng thở dài, nhóm lửa hấp lại bánh bao. Vốn định bớt việc không cần nhóm lửa, kết quả vẫn phải phí công.
Điều này chỉ có thể nói rõ, có một số việc không thể ngăn cản được, tựa như Vĩnh Ninh Hầu phủ ngăn cách giữa nàng và Cố Kiến Sơn, không phải không nghĩ tới thì phần ngăn cách này sẽ không tồn tại.
Dù sao, Cố Kiến Sơn đi bao xa, nàng liền đi bao xa.
Tuy nhiên, nàng thật sự không nhớ rõ chuyện kỳ thi mùa xuân này, bởi vì xung quanh đây không có ai là học sinh cả.
Mấy hài tử xung quanh đều không đi học, Lưu Đại Lang biết chữ, hiện tại lúc rảnh rỗi cũng biết đọc sách, hắn nói tuy rằng không thi công danh làm tiên sinh, nhưng đọc sách nhiều cũng không sai.
Ít nhất lúc ký văn thư sẽ không bị lừa, nhưng mà hắn không có ý định đến học ở thư viện.
Ngắn ngủi nửa năm, Lưu Đại Lang đã học được không ít thứ. Đối với hắn mà nói Khương Đường vừa giống tỷ tỷ vừa giống lão sư. Lưu gia vốn định để Lưu đại lang đi bái sư, một ngày làm sư suốt đời làm cha. Uống trà kính sư rồi, sau này Lưu gia phải coi Khương Đường là thân thích đi lại, tôn kính giống như phụ thân trưởng bối.
Lưu đại tẩu thử hỏi qua nhưng Khương Đường cự tuyệt.
Quan hệ như bây giờ thì khi nào nàng rảnh rỗi liền dìu dắt, còn bận rộn thì cứ làm việc của mình. Còn nếu bái sư, liền có thêm phần trách nhiệm.
Cứ như bây giờ đã là rất tốt rồi.
Tuy rằng Khương Đường nói như vậy nhưng Lưu gia sẽ không bởi vì Khương Đường không cần thì không làm. Ngày lễ tết vẫn muốn tặng chút đồ, Lưu Đại Lang học cũng càng nghiêm túc.
Đối với chuyện Lưu Đại Lang hiếu học này, Khương Đường nhìn thấy còn rất vui mừng nữa.
Lưu Đại Lang đã có thể kiếm được tiền, hắn dự định tiết kiệm thêm chút tiền, đưa đệ đệ đi đọc sách.
Lưu gia Nhị Lang đã đến tuổi đọc sách, hiện tại suốt ngày chỉ biết ăn thịt cùng chơi đùa, chuyện gì cũng không hiểu, Lưu đại lang tính toán sớm đưa đệ đệ đến tư thục.
Ngự Triều coi trọng đọc sách, càng coi trọng khoa cử hơn Lưu Đại Lang hy vọng đệ đệ một ngày nào đó có thể thi đậu công danh.
Ngắn ngủi mấy tháng hắn đã hiểu được chỗ tốt của việc đọc sách, nếu không phải Khương Đường, một nhà bọn họ còn chỉ phụ thuộc vào phụ thân cùng với mẫu thân tổ mẫu thêu khăn tay kiếm tiền sống qua ngày.
Chính vì cuộc sống hiện tại tốt lên mới biết có học vấn hữu dụng như thế nào.
Đối với Lưu Đại Lang, Khương Đường cũng coi hắn như là vãn bối. Trên đời này không phải chỉ có một con đường đọc sách khoa cử, cứ từ từ học là tốt rồi.
Khương Đường nghĩ đến kỳ thi mùa xuân cũng là bởi vì một chuyện khác.
Học sinh các nơi vào kinh, là thời điểm tốt để làm ăn.
Tuy nhiên quầy hàng trước thư viện khoan bày ra đã, đợi qua kỳ thi mùa xuân đã rồi nói sau.
Cũng tránh khỏi việc nhiều học sinh tham gia kỳ thi mùa xuân trong lòng khẩn trương, lại ăn đồ ăn vặt làm cho bụng không thoải mái.
Vân Mộng Hạ Vũ
Ba ngày mà thôi, cũng chỉ có mấy lượng bạc, tiền cứ để từ từ rồi kiếm sau.
Khương Đường cảm thấy có hơi buồn cười, lúc ở Hầu phủ mỗi tháng nguyệt ngân chỉ có một lượng, hiện tại, mấy lượng bạc đều là số tiền nhỏ.
Vẫn là kiếm được nhiều tiền hơn là tốt hơn.
Khoa cử là biện pháp thu nạp hiền tài của triều đình, cũng là con đường đơn giản nhất để con cháu xuất thân hàn môn ra làm quan.
Cố Kiến Chu là trạng nguyên năm hai mươi mốt, hiện giờ là năm hai mươi bốn, không biết hoa trạng nguyên sẽ lạc nhà ai.
Nguyên thư chỉ viết những chuyện quay xung quanh Lục Cẩm Dao, còn đối với những chuyện này cũng không có đề cập tới, bằng không thì Khương Đường còn có thể đi đánh bạc đặt cược. Sòng bạc khẳng định có mở ván cược, xem thử thí sinh nào có tỷ lệ cược cao. Nếu vị thí sinh này thật sự trúng cử thì những người chọn đặt cho thí sinh này sẽ càng kiếm được nhiều tiền. Bao năm qua nhờ vào chuyện này mà có người kiếm tiền không ít.
Tuy nhiên, quầy hàng không bày ra bây giờ nhưng có thể đợi đến ngày cuối cùng ra ngoài trường thi rồi bày ở đó. Chỉ cần đặt ít nước ấm, chờ thí sinh đi ra tất nhiên sẽ khát nước, uống chút nước nóng sẽ thoải mái hơn một chút.
Đương nhiên Vương thị không có ý kiến, tuy rằng nàng ấy cũng kiếm tiền nhưng quầy hàng là của Khương Đường, điểm ấy trong lòng vẫn rõ ràng.
Tuy nhiên, mấy ngày nay trời vẫn có mưa, mưa không nhỏ, khiến trong lòng thí sinh trầm tĩnh, quầy hàng thật sự không bày được.
Đợi ba ngày sau trời mới hửng nắng, Vương thị mới tiếp tục bày quầy hàng buôn bán trước cửa thư viện.
Đây chỉ là chuyện nhỏ, việc chân chính Khương Đường muốn làm là một chuyện lớn khác. Tiệm lẩu phải thêm món ăn mới, hiện tại chính là thời điểm tốt.
Tuy nhiên trước khi lên đồ ăn mới phải đi tới thôn trang một chuyến đã.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/index.php/vao-tieu-thuyet-lam-nha-hoan-ta-cam-trong-tay-kich-ban-song-vui-ve/chuong-153.html.]
Bởi vì trận mưa này, gieo trồng vụ xuân trong thôn trang bị chậm trễ mấy ngày, Khương Đường cũng không có cách nào đi qua, nàng lại đi qua thôn trang hỏi, Vệ thị đã có câu trả lời.
Bọn họ nói nguyện ý làm đậu phụ và miến, ngoại trừ làm cho Khương Đường, thời gian còn lại bọn họ sẽ tự mình mua khoai lang đậu nành, làm đậu phụ và miến mang vào thành bán.
Việc này chưa từng làm nên khi bán lần đầu tiên nhất định sẽ không dễ dàng, nhưng cứ làm từ từ cũng được, so với làm nhân công bốc vác hay cắm mặt trong đất vẫn là tốt hơn.
Khương Đường không trông cậy vào cái này để kiếm tiền, tất cả đều là để thuận tiện cho cửa hàng mà thôi. Nếu như nàng muốn thì chỉ cần nửa ngày là có thể làm ra được rồi, thời gian còn lại có thể tự mình bán.
Lúc này Khương Đường đang muốn nhanh chóng dùng đậu phụ: “Ngày mai ta cho người tới đây một chuyến, mang đồ đạc tới đây, tiện thể dạy các ngươi luôn. Hôm nay sẽ ký văn thư trước được không, ở đây có ai biết chữ không?”
Chu Chính Minh có biết một chút, không hiểu liền tìm quản sự cách vách hỏi. Dưới sự chứng kiến của quản sự cách vách cùng ký văn thư, bao gồm mỗi ngày làm đậu phụ không quá năm bản, miến khoai lang không quá năm mươi cân, số lượng như vậy mấy nhà chia nhau làm, bảo đảm có dư lực nhà mình làm lại mang đi bán.
Mà những thứ khác ví dụ như cần Khương Đường tự chuẩn bị khoai lang và đậu nành, trang hộ không thể bán công thức cho người khác cũng đều viết trong văn thư.
Người biết làm đậu phụ và miến không ít, nhưng cũng có người không biết làm, tính ra công thức vẫn rất có giá trị.
Văn thư ký xong, liền đi qua quan phủ để đóng dấu xác nhận.
Ngày hôm sau, Khương Đường bảo Lưu Đại Lang tới dạy bọn họ làm đậu phụ và miến, những dụng cụ cần dùng đều chuẩn bị sẵn. Còn nàng thì mua mấy miếng đậu phụ, ở trong quán lẩu thử làm đồ ăn mới.
Tiệm lẩu vẫn chỉ có người giúp việc, không có đầu bếp, lúc này còn phải mời đầu bếp.
Nàng không muốn mua người, chỉ có thể thuê người đến làm, trước mắt người tin tưởng được không dễ tìm, Khương Đường dự định chọn hai người trong số những người giúp việc ở tiệm, lại thuê thêm hai người giúp việc khác. Nếu sau này thiếu đầu bếp thì cũng có người để tin tưởng.
Khương Đường lúc này muốn làm sườn heo khoai tây hầm, cánh gà chân gà hầm, móng giò hầm đậu nành, cộng thêm một món miến đậu phụ nữa. Để làm ăn, mấy ngày nay sẽ mời thí sinh các nơi tới đây ăn cơm. Các thí sinh có văn thư lộ dẫn có thể tới đây ăn một bữa miễn phí một ngày, đến lúc đó nếu trong số các học sinh này có người đậu Trạng Nguyên hoặc Thám Hoa, vậy món ăn của nàng có thể đặt tên là lẩu Trạng Nguyên hoặc lẩu Thám Hoa.
Cũng coi như kết một mối thiện duyên.
Tiền công của nữ đầu bếp cũng cao, mỗi tháng hai lượng bạc tiền công, nếu làm tốt, ngày sau còn có thể tăng thêm nữa.
Tuy nhiên tiền công ban đầu cũng không thể quá cao, nếu không sẽ há mồm đòi thêm nữa.
Đầu bếp chỉ cần nấu ăn và hầm, còn nước sốt gia vị thì Khương Đường tự làm, làm như vậy cực kỳ đơn giản. Bày các loại nguyên liệu vào trong nồi đất, sau đó đặt lên bếp lò nấu từ từ, cuối cùng bưng nguyên cả nồi lẩu lên.
Xưởng bên kia còn phải chờ thuần thục kỹ thuật mới được, thời gian này, trước tiên phải tự mua ngoài.
Lẩu trong cửa hàng vẫn tiếp tục bán, thường xuyên chuẩn bị thịt là được.
Nguyên bản thực khách còn bởi vì trời dần ấm áp, trên người ám đầy mùi thịt dê mùi khói là không muốn tới ăn, ai ngờ lại nghe người ta nói tiệm lẩu Khương thị ra đồ ăn mới, lại không cần tiền.
Nghe vậy, thực khách đi tới cũng không ít.
Chỉ là, đến nơi mới biết không phải không cần trả tiền mà là thí sinh năm nay mới không cần trả tiền. Người muốn so đo cũng không còn gì để nói, Ngự Triều đều tôn trọng người đọc sách, làm sao có thể so đo với người đọc sách chứ.
Vốn định đi, nhưng ngửi thấy mùi vị bay ra từ cửa hàng, bước chân liền không di chuyển được.
Thí sinh đến ăn không ít, trong tiệm cũng không đề ra quy định tới đây chỉ được ăn cái gì, nhưng người tới đều không gọi món thịt hầm mà chỉ gọi miến đậu phụ.
Người đọc sách trọng khí tiết, cho dù là đồ miễn phí cũng ngại mặt mũi, không chọn món ăn đắt nhất tốt nhất ở đây.
Trong sách có nói, quân tử ái tài thủ chi hữu đạo, chủ tiệm đã miễn phí cho mình là rất tốt rồi, làm sao có thể được một tấc lại tiến thêm một thước chứ.
Mấy người ăn chung một phần miến đậu phụ, một người nhiều nhất là hai chén cơm, nhiều hơn nữa thì không cần. Chỉ là chủ tiệm thật sự rộng rãi, chén cơm cũng đầy ắp, hai chén là đủ ăn no rồi.
Mấy ngày nay vì thi cử, mỗi ngày tập trung ôn tập, thời điểm thi ba ngày không ra cửa, hơn nữa không ít người đều xuất thân hàn môn, người một nhà lo cho một người đọc sách, trong túi cũng không dư dả nên bữa này mới xem như ăn ngon.
Mấy thực khách trước kia của tiệm lẩu bị cảnh tượng này làm cho kinh hãi, đám người Tiền Tùng Minh thay đổi thường phục, hiện tại tới đây đều phải đặt nhã gian để ăn.
Hắn hỏi đồng liêu, trong những học sinh này có người nào có danh tiếng học vấn tốt không, đồng liêu nói có mấy người: “Những người này học vấn đều không tệ, vị Khương cô nương này thật đúng là một kỳ tài. Ngươi xem, buông tha lợi nhuận nhưng lại thắng được ở thanh danh, còn không ảnh hưởng đến việc kinh doanh của người khác nữa.”
Thường thấy thương nhân coi trọng lợi nhuận, ai nỡ bỏ qua lợi nhuận mà để cho các học sinh ăn cơm miễn phí như thế, Khương cô nương lại nhiều lần làm những chuyện khiến người ta không thể tưởng tượng được.
Thức ăn trong tiệm của nàng vốn có hương vị tốt, trong phòng này lại có không ít học sinh tới ăn, nhất định có thể kết thiện duyên.
Lại có người khác noi theo, cũng không bằng.
Tiền Tùng Minh lại cảm thấy chưa chắc sẽ bị lỗ vốn. Đồ ăn mới đều được chia thành ba cỡ lớn, vừa và nhỏ, phần nhỏ đủ cho một người ăn no. Một phần miến đậu phụ này có giá mười văn tiền, cơm gọi thêm thì tính hai văn một chén, tốn mười hai văn tiền là đủ để ăn no.
Tiền Tùng Minh liền gọi một phần, nồi đất màu tối múc đầy tràn, bên trong có không ít đồ.
Phía trên là đậu phụ đã chiên qua, cắt thành miếng nhỏ vuông vức dày bằng ngón tay, trong một nồi lẩu có tám miếng, dùng đũa nhẹ nhàng nhấc lên, phía dưới là miến và củ cải bắp cải.
Không biết hầm trên lửa bao lâu, những khoanh ớt đỏ rực bên trên phối với nước canh đậm đặc bên dưới, khiến người ta thèm ăn.
Tiền Tùng Minh không nói gì nữa, hắn quấy thức ăn một chút, đồng liêu ngồi đối diện đã bắt đầu ăn. Đồng liêu gọi là chân gà cánh gà hầm, cái này so với thịt gà đắt hơn không ít.
Người khác có lẽ không biết nguyên nhân, nhưng những người như bọn họ biết, đắt tiền tự có đạo lý của đắt tiền.
Đơn giản mà nói chính là ngon, chân gà mềm mại, hầm nhừ, có vị gần giống như móng giò heo.
Cánh gà dường như đã được cắt sẵn, nhưng cả hai đều không có mùi vị của món hầm mà là mùi của nước sốt.
Đồng liêu của Tiền Tùng Minh muốn có vị cay, chân gà được cắt làm đôi, cắn từng miếng một, sau đó hơi ngậm một chút trong miệng là đã tan ra hết.
Mà da cánh gà còn hơi cháy một chút, một nồi sáu chân gà hai đôi cánh, phía dưới là trải củ cải cùng bắp cải, một nồi có giá một đồng bạc.
Cơm còn phải tính thêm.
Người nghèo thích ăn thịt, người có ít tiền lại thích ăn đồ lạ và ngon.
Gà nấu nguyên con thì hai người không muốn, nhưng hai phần nhỏ này cũng tốn bốn mươi văn tiền.
Phần cỡ vừa, cỡ lớn thì đắt hơn bốn thành, lượng cũng nhiều, vừa đủ để ăn.
Tiền Tùng Minh vốn cảm thấy món miến đậu phụ này rất ngon, nhưng khi đồng liêu chia cho một cái chân gà thì lại cảm thấy không quá ngon nữa.
Hắn lắc đầu nói: “Gọi là chân gà không hay đâu, phải gọi là chân phượng hoàng mới đúng.”