Thông báo
🔥[SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT] CHÀO HÈ – NHÂN ĐÔI GIẢI THƯỞNG ĐUA TOP 🔥 Xem chi tiết

Tổng hợp mẩu truyện ngắn trên zhihu - 77. Ông bà nhiều chữ mà trông cháu thì sẽ như thế nào???

Cập nhật lúc: 2025-06-28 10:52:35
Lượt xem: 5

Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới

mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!

https://s.shopee.vn/2VfvXerZvn

MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!

 

Ông bà trí thức trông cháu là như này đây...

Mới 5 tuổi, mình đã hỏi: “Sao Chu Du lại là tướng nhu (nhược)?”

Bà mình chần chừ một lúc, trả lời rằng: “Vì ông ấy sợ mẹ vợ, không dám cãi, nên là tướng nhu!”

Ông thì giật sách, nhìn một hồi rồi thốt: “Trời đất, người ta viết là tướng Nho mà con!”

Học văn không ra chữ, bà bảo: “Viết đi con, trời mưa làm bà nhớ câu thơ ‘Mặc kệ tiếng mưa xuyên rừng, đập vào lá…’”

Ông chen vào: “Viết thế cô tin chắc? Viết là: Trời mưa, con bung ô nhỏ, mang giày múa đỏ chạy trong mưa, làm gián đoạn giấc mơ của chú ốc sên — nghe mới giống trẻ con viết!”

Sau này khi mình vào đại học, có một lần đọc sách về kinh tế, ông còn giảng cho mình nghe việc thuế được áp dụng từ thời nhà Hán.

Bà thì từ nghiệp vụ thu thuế rồi giảng giải sang cả quản lý dân sinh và chính sách phát triển địa phương.

Mình thì: ????

Và rồi, tưởng bà ngoại "mạnh mẽ", chẳng khóc thương ông. Nhưng đúng ba năm sau ngày ông mất, mình mở cuốn nhật ký của bà, thấy một trang duy nhất viết kín:

“Ta có nỗi niềm ở phương xa, một ngày không gặp, ngỡ cách ba thu, lòng buồn khôn xiết.”

----

Nhà tôi thì đúng kiểu: bụt chùa nhà không thiêng...

Bố tôi là trưởng khoa ngoại ngữ đại học, tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Thượng Hải, thông thạo 5 thứ tiếng, bao gồm cả tiếng Anh.

Lúc đó tôi đang tìm trung tâm tiếng Anh cho bé 4 tuổi, đã nghe thử vài nơi, trung tâm thấy ưng bụng thì giá cũng tầm 20.000 tệ.

Bà nội nói: “Tìm trung tâm làm gì, tự nhà mình dạy là tốt nhất!”

Tôi bảo: “Con đi làm bận lắm.”

Bà nói: “Thì để ông nội nó dạy, đang nghỉ hè mà.”

Ông nội gật đầu cái rụp: “Không thành vấn đề!” — hôm đó là thứ Hai.

Sáng thứ Ba, ông nội chuyển khoản cho tôi 20.000 tệ, bảo:

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeydtruyen.com/index.php/tong-hop-mau-truyen-ngan-tren-zhihu/77-ong-ba-nhieu-chu-ma-trong-chau-thi-se-nhu-the-nao.html.]

“Trung tâm con chọn cũng được đấy.”

----

Ý là d.a.o sắc cũng không gọt được chuôi...

Ông nội mình là giảng viên toán đại học. Sau khi nghỉ hưu, ông về quê sống thong dong, ngày ngày đàn hát, sáng tác nhạc, cực kỳ hưởng thụ.

Cho đến một ngày mình học lớp 10, mẹ than thở với ông là “con bé học toán dở tệ luôn”.

Ông nghe xong nghiêm túc nói ngay: “Nghỉ hè tới nó qua chỗ ông, ông dạy!”

Thế là ông chuẩn bị giáo án hẳn một tuần.

Mình học được 3 buổi thì… ông bảo “hơi đau ngực”.

Bà thì nói “không muốn nấu cơm nữa”.

Sáng ngày thứ tư, mình tự giác xách vali lặng lẽ về nhà luôn.

Ngân hà lấp lánh

Từ đó về sau, mỗi lần gặp mình, ông nội tuyệt đối không bao giờ hỏi điểm toán nữa.

Ngược lại còn quay sang dặn bố mẹ:

“Con cháu khỏe mạnh, bình an là được rồi!”

-----

Một lần ở một quán mì bò ở Bắc Kinh, có một ông lão ngoài 60 tuổi, tinh thần minh mẫn, đang dẫn theo ba cậu bé tầm mười tuổi đến ăn mì bò. Mì bò chưa được mang lên, nhưng có một cốc Coca có đá được mang đến trước. Lúc đó, ông lão bắt đầu giải thích cho bọn trẻ về lý thuyết vật lý, tại sao đá lại nổi lên trên mặt nước, tại sao có khói bốc lên, và vì sao Coca lại có ga.

----

rải nghiệm tổng thể: Là một đứa trẻ, tôi rất thoải mái, không mệt mỏi, tính cách rất nhẹ nhàng. Bà tôi tốt nghiệp Đại học Ninh Giang, trước khi vào đại học bà học ở trường tôn giáo, ngoài môn Ngữ văn, tất cả các môn đều do giáo viên nước ngoài giảng dạy bằng tiếng Anh, bà giỏi tiếng Anh, chơi đàn piano tốt, học ngành Giáo dục. Ông tôi tốt nghiệp Đại học Nam Khai, rất sớm đã trở thành giáo sư, học ngành Giáo dục. Trước khi vào tiểu học, tôi sống ở nhà ông bà, thật ra tôi không nhớ rõ nhiều chuyện, nhưng sẽ viết lại một vài việc nhỏ:

1. Ăn vải. Loại vải này gọi là "Phi Tử Tiếu", họ kể tôi nghe rằng trước đây ở miền Bắc rất khó để ăn vải vì vải chỉ có ở miền Nam. Sau đó họ kể tôi câu chuyện về "Phi Tử Tiếu", giải thích tại sao vải này lại có tên như vậy, rồi kể về những câu chuyện lạ giữa Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi... Trước khi ăn vải, tôi còn phải học thuộc một bài thơ nữa.

2. Đọc sách. Ông tôi đọc sách rất nhiều, tôi nhớ là ông nghỉ hưu rồi vẫn học tiếng Anh, thậm chí còn học thuộc từ điển. Bà tôi có năng khiếu bẩm sinh, còn ông tôi là người kết hợp giữa tài năng và nỗ lực. Dù nói về chuyện gì, ông luôn tra sách tìm đáp án cho tôi. Tôi nhớ có lần sau một tuần, ông đã trả lời cho tôi một câu hỏi rất nghiêm túc, tra ba cuốn sách để giải thích cho tôi. Do ảnh hưởng của ông, tôi cũng từ nhỏ đã đọc rất nhiều sách.

3. Học tập & thi cử. Tôi nhớ từ nhỏ ông bà đã luôn dạy tôi rằng tất cả con đường đều dẫn đến La Mã, không phải chỉ có bài thi mới thể hiện hết sự học của mình, học tập là quan trọng hơn điểm số. Tôi thi vào tiểu học không xuất sắc lắm, cả gia đình đều không giận, đám trẻ trong khu phố toàn đạt điểm 100, nhưng tôi chỉ đạt 80 cũng được khen. Sau này khi tôi thi vào cấp hai, tôi đứng thứ hai trong lớp, ông tôi lặng lẽ nói với tôi rằng hy vọng sau này giữ vững vị trí này, nhưng cũng không có áp lực gì. Sau khi tôi lên Bắc Kinh học, ông tôi cho tôi hai câu nói mà tôi nhớ rõ đến nay: "Học như đi ngược dòng sông, không tiến thì sẽ lùi""Tâm trí như đồng bằng rộng mở, buông bỏ dễ dàng nhưng kiểm soát lại khó khăn". Khi tôi học thạc sĩ ở Mỹ, tôi vẫn thường nhớ lại hai câu này và cảm thấy rất cảm động.

4. Mang thai. Khi tôi mang thai, bà tôi đã 90 tuổi, ông tôi cũng đã qua đời vài năm. Khi tôi vừa biết mình mang thai, tôi cùng chồng đến thăm bà và nói tin vui này. Câu hỏi đầu tiên của bà là: "Vậy các cháu định giữ lại không?" Tôi và chồng đều rất ngạc nhiên, vì bình thường các cụ già đều muốn thúc giục có cháu. Sau khi tôi trả lời là giữ lại, bà mới vui vẻ trở lại. Tôi cảm thấy bà rất tôn trọng quyết định của chúng tôi, không bao giờ áp đặt ý nghĩ của mình lên chúng tôi.

5. Giá trị sống. Hay nói đúng hơn là thái độ với sự sống và cái chết. Khi ông tôi còn sống, có lần tôi về thăm ông bà, họ rất vui vẻ thảo luận về ai sẽ ra đi trước. Họ tranh luận một lúc rồi đồng ý cho rằng ông sẽ ra đi trước, vì bà mạnh mẽ, lạc quan và độc lập hơn. Lúc đó tôi không thể hiểu được, cảm thấy cuộc trò chuyện này thật buồn, nên không cho họ tiếp tục. Cho đến nhiều năm sau, ông tôi thật sự ra đi trước, và bà tôi cũng khá bình tĩnh. Bà sẽ tự khóa cửa phòng ngủ, khóc một lúc rồi ra ngoài tiếp tục sống cùng mọi người. Khi người khác an ủi bà, bà nói rằng chuyện này chỉ là vấn đề thời gian, chỉ là chuyện ai đi trước ai đi sau mà thôi. Hai năm trước, một lần bà bất ngờ nói với tôi rằng bà thật ra không nên sống nữa. Tôi rất hoảng hốt, tưởng là bà có vấn đề tâm lý, nhưng bà nói rằng vì hiện tại bà sống, lương hưu cũng khá cao, nhưng bà không thể tiếp tục cống hiến cho đất nước nữa, cảm thấy mình là một gánh nặng xã hội. Bà vẫn luôn nhấn mạnh rằng bà không thể tiếp tục làm việc cho đất nước. Tôi thật sự suýt khóc. Suốt đời họ dạy dỗ học trò, cuối cùng còn cảm thấy tuổi già không thể làm thêm gì cho đất nước, sống nhờ vào lương hưu thật sự rất có lỗi. Khi tôi học ở Mỹ, trong kỳ nghỉ về nước, bà cầm hộ chiếu của tôi, bảo rằng tôi đọc cụm từ "the People's Republic of China" không chuẩn như bà, rồi nói sau này phải về nước nhé. Viết đến đây, tôi nhận ra, có lẽ tôi cả đời cũng không thể đạt được tầm cao như họ, nhưng họ thật sự đã cho tôi thấy thế nào là một người có lòng với đất nước.

Loading...