SAU KHI BỊ TỪ HÔN ĐỜI TA LÊN HƯƠNG RỒI - Chương 173
Cập nhật lúc: 2025-03-24 09:27:54
Lượt xem: 58
Một hàng nước mắt chua xót từ khóe mắt Hoàng đế trượt ra, chàng không muốn để cho người thiếu niên nhìn thấy chàng yếu đuối, lập tức gạt đi không một chút dấu vết, quay mặt đi, cao giọng hướng ra ngoài phân phó.
“Tuyên Đại Hoàng tử.”
Trong lúc chờ đợi, Hoàng đế hỏi bài tập của Phó Khôn ở Quốc Tử Giám, Phó Khôn trả lời từng cái một, Hoàng đế biết được thiếu niên này biến nỗi đau thành động lực, ngày càng chăm chỉ học hành, trong lòng vô cùng tán thưởng.
“Tỷ tỷ ngươi chắc chắn tự hào về ngươi.”
Giây lát, Đại Hoàng tử Bùi Trừng thỉnh kiến, Hoàng đế chỉ vào Phó Khôn và Bùi Trừng nói:
“Hai người các con tuổi xấp xỉ, Phó Khôn lớn hơn con một tháng...” Vốn là muốn Bùi Trừng coi Phó Khôn là huynh trưởng nhưng lại nghĩ đến mối quan hệ của mình với Phó Nhiêu liền thay đổi lời nói: “Cậu ấy so với con học thức uyên bác hơn, con nên coi cậu ấy là bạn bè thân thích…”
Bùi Trừng đương nhiên coi Phó Khôn là bạn, cậu quanh năm bị ốm đau tra tấn, thân thể không cao lớn bằng Phó Khôn, cũng không ung dung tự tin như Phó Khôn. Nghe Hoàng đế nói xong, cậu chủ động chắp tay với Phó Khôn: “Sau này xin Phó công tử chỉ giáo nhiều hơn.”
Phó Khôn vội vàng hành đại lễ với Bùi Trừng: “Sao điện hạ lại nói vậy, phải là điện hạ sai bảo thần mới đúng.”
Bùi Trừng cười chua chát: “Mạng của ta được tỷ tỷ ngươi cứu, chúng ta không cần khách khí.”
Hai vị thiếu niên nhìn nhau cười.
Hoàng đế hết sức vui mừng, ban cho Phó Khôn lệnh bài, để cậu làm bạn cùng học với Đại Hoàng tử, cho phép ra vào cung cấm.
Mấy ngày sau, Hoàng đế lại thăng Lễ bộ Thượng thư Hàn Huyền làm Thái phó, chính thức lệnh cho ông ấy thiết lập giáo đàn trong cung, chuyên trách dạy cho Đại Hoàng tử, Tam Hoàng tử và Phó Khôn.
Triều đình và dân chúng nghe tin thì đều biết vị thiếu gia Phó gia này được Hoàng đế coi trọng, rất nhiều đại thần đỏ mắt, đưa ra dị nghị nhưng đều bị Trình Khang bác bỏ.
Tin Phó Nhiêu qua đời mặc dù chưa công bố, nhưng trong lòng một số ít trọng thần hiểu rõ, Trình Khang vẫn bất mãn với việc Hoàng đế chưa từng phong thưởng Phó Nhiêu, lần này thấy Hoàng đế ưu đãi Phó Khôn, dĩ nhiên ngộ ra dụng ý của vị đế vương này, cho cá chi bằng dạy cách câu cá, Hoàng đế đây là muốn bồi dưỡng Phó Khôn, an ủi linh hồn Phó Nhiêu trên thiên đường.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/index.php/sau-khi-bi-tu-hon-doi-ta-len-huong-roi/chuong-173.html.]
Về sau, triều chính thanh minh, triều thần trên dưới một lòng, không còn đại loạn, duy chỉ có biên giới thường thường bị Địch Nhung xâm phạm, Hoàng đế cân nhắc nhiều lần, đem triều chính giao cho mấy vị đại thần thân cận rồi mang theo vài tướng lĩnh thân tín tới biên giới phía Bắc, củng cố phòng tuyến biên giới dài hơn một nghìn dặm.
Chàng trở về vài lần trong ba năm.
Ba năm này, triều trung do Tư lễ giám, Nội các, viện Đốc Sát cùng các khoa kiềm chế lẫn nhau, mỗi khi có quyết sách trọng đại, Nội các và Tư lễ giám đề đốc cùng nhau bàn bạc sau đó khẩn trương đưa tấu chương tới Hoàng đế, nếu như không có sai sót Hoàng đế chỉ phúc đáp “Được”, hoặc có lựa chọn thì chỉ ra chỗ sai, lại có Cẩm Y vệ thăm dò cơ mật, âm thầm giám sát triều đình, trong vòng ba năm cũng chưa từng xảy ra đại loạn.
Hoàng đế gần như mỗi nửa năm hồi kinh một lần, thời gian ở lại không lâu, chàng đã nhiều năm không ngủ lại hậu cung, dần dà, chàng liền nảy ra ý đưa những phi tử chưa từng được thị tẩm về các phủ, thêm trợ cấp cho phép xuất giá, những cung phi khác chưa từng thai nghén sinh con nếu muốn xuất cung, Hoàng đế liền để Tôn Chiêu thay đổi diện mạo và tái giá, tất cả đều được ban thưởng hậu hĩnh.
Đến cuối cùng, trong cung chỉ còn lại có mấy vị cung phi cao quý dưỡng dục con nối dõi. Còn một số ít phi tử không nơi nương tựa, cũng không có ý định lập gia đình, các nàng không còn trẻ, dự định dưỡng lão trong cung. Hoàng đế dặn dò Tôn Chiêu và Ngu phi, không được khắt khe cũng không được cẩu thả, như vậy hậu cung rất yên bình.
Duy chỉ có Lý phi đến nay bị cấm ở cung Phỉ Thúy, không được ra ngoài, đại thần trong triều cũng từng dâng thư thỉnh cầu bỏ lệnh cấm nhưng đều bị Hoàng đế bác bỏ.
Sau khi nghe tin Phó Nhiêu qua đời, Hoàng đế đã đến tế lễ tại miếu Thiên Địa, cầu xin thần linh bảo vệ nhà Tấn, đồng thời đổi tước hiệu thành Càn Ninh, tức là tước hiệu của Phó Nhiêu.
Mấy năm nay Hoàng đế chưa từng nhắc tới Phó Nhiêu, nhưng Lãnh Hoài An biết, chàng cũng chưa từng quên.
Thời gian lặng lẽ lướt qua đến đầu tháng tư năm Càn Ninh thứ ba.
Một tháng trước Hoàng đế dẫn quân đi chiến đấu ở Tây Bắc đánh bại liên quân Tây Vực, mở rộng lãnh thổ của nhà Tấn về phía Tây ước chừng năm trăm dặm, lãnh thổ quốc gia rộng lớn trước nay chưa từng có. Vì thành tựu vô song, triều đình và dân chúng dâng thư thỉnh cầu lên Thái Sơn phong thiện(*), từ xưa phong thiện chính là hành động hao tài tốn của. Tấu chương đưa tới biên quan, Hoàng đế nâng cằm cười nói, không cần phong thiện, chỉ tạo một thuyền rồng, vào mùng năm tháng năm, ngồi thuyền tế lễ về phía Đông, hành động này vừa có thể thể hiện công lao với trời đất vừa có thể xóa bớt lễ nghi rườm rà, giảm bớt hao phí, quần thần cũng tán thành. Hoàng đế ở Tây Bắc bận rộn việc quân không trở về được nên Đại Hoàng tử cùng ba vị đại thần
Nội các thay mặt làm.
(*) phong thiện: thời xưa chỉ việc vua chúa lên núi Thái Sơn cúng tế trời đất.
Việc này giao cho Hộ bộ và Công bộ cùng giải quyết.
Đương nhiệm Hộ bộ Thượng thư là thứ phụ Nội các Lý Duy Trung, Lý Duy Trung cực giỏi quản lý tài sản, lại là cậu ruột của Tam Hoàng tử, là người có uy tín lớn trong triều đình và dân chúng. Nạo vét kênh đào từ Dương Châu thẳng đến Thông Châu chính là đề nghị của hắn. Hành động này nối liền kinh thành với vùng đất thuế Giang Nam, giải quyết khó khăn của việc vận chuyển bằng đường thủy, mang lại lợi ích cho vùng ven bờ Từ Châu và Thanh Châu, rất được triều đình và dân chúng ca ngợi.