Nhân duyên trời định, chạy trốn zombie xuyên về thập niên 60 - Chương 101
Cập nhật lúc: 2024-09-25 19:30:47
Lượt xem: 19
Chương 101:
Tống Sở thầm nghĩ, tại sao cha mẹ lại muốn làm tổn thương họ được. "Vậy tụi con thương cha mẹ là được rồi."
Thím kia vừa nghe vậy liền im lặng ngay lập tức, không khỏi thầm nghĩ hai đứa trẻ nhà Mã Lan có thật là trẻ con không thế?
Sau đó bà ta lại không khỏi chạnh lòng, bèn nghĩ đến đứa con của mình ở nhà không hiểu chuyện được như vậy, thì tự hỏi tại sao con nhà người ta lại hiểu chuyện đến mức thấy thương thế?
Bà thím đau lòng đi vào nhà, ngay đúng lúc đấy người đưa thư cũng vừa đến.
Tống Sở vội vàng chạy tới. "Chú đưa thư, chú có thư của chúng cháu không ạ? Người nhận là Tô Giang Bác, từ tỉnh thành gửi tới."
Người đưa thư nhìn đứa nhỏ cười nói: "Để chú xem đã nha!"
Nói xong, chú ấy cẩn thận kiểm tra trong túi, sau đó thực sự thấy được một phong thư từ tỉnh thành gửi tới có ghi tên Tô Giang Bác và từ 'Ngài' trong ngoặc đứng ngay ngắn bên cạnh.
Thời nay mọi người thường hay gọi nhau thân mật bằng anh em, trang trọng hơn thì gọi là ông hay ngài dành cho người có bậc trí thức.
"Thư gửi tới cho cha cháu à?"
Tống Sở nghe rằng có thư, vui vẻ nhón chân nhận lấy. "Không phải, là gửi cho anh cháu, anh cháu đó, tụi cháu đều là người nhà với nhau cả."
Giang Bác cũng đi tới. "Là của cháu, cám ơn chú."
Người đưa thư lặng câm, chú ấy có cảm giác bản thân nhìn lầm hoặc xảy ra trường hợp người viết thư viết nhầm tên, nào có chuyện một bức thư như vậy lại gửi cho một cậu nhóc.
TBC
Mặc dù lá thư này chỉ cần được chuyển đến tay người nhận, nhưng ông không thể vô trách nhiệm để xảy ra trường hợp giao thư nhầm được. Nếu đó là một bức thư quan trọng mà đứa trẻ cầm lấy rồi đánh mất, thì chẳng phải việc được ghi trong thư sẽ bị trì hoãn hay sao?
"Người lớn trong nhà mấy đứa đâu, không thì mấy đứa gọi người lớn ra đây nhận thư được không?"
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/index.php/nhan-duyen-troi-dinh-chay-tron-zombie-xuyen-ve-thap-nien-60/chuong-101.html.]
"Dạ không cần đâu ạ, cha mẹ tụi cháu đi có việc, chỉ có hai đứa cháu ở nhà. Chú chỉ cần đưa cho tụi cháu là được, anh cháu chính là người tên Tô Giang Bác, nếu chú không tin cháu thì chú hỏi những người khác đi!" Tống Sở quay người chạy đi hỏi, làm gián đoạn cuộc trò chuyện giữa bà Hồ.
"Bà Hồ ơi, anh con tên là Tô Giang Bác đúng không bà?"
Bà Hồ bỗng dưng bị hỏi như thế nên không hiểu chuyện gì, cứ thế gật đầu trong vô thức.
Tống Sở quay lại nói với chú đưa thư: "Chú nghe rồi đó, là thư của anh cháu."
"Khu này còn có người trùng tên Tô Giang Bác, số nhà 2333 nữa không?" Người đưa thư cố gắng hỏi thêm lần nữa.
Tống Sở trả lời: "Số nhà 2333 chính là ở đây." Cô quay đầu gọi bà Hồ thêm lần nữa. "Bà Hồ ơi, nhà con là số nhà 2333 đúng không ạ?" Bà Hồ tiếp tục gật đầu dù không hiểu mô tê gì.
Chú đưa thư gãi gãi đầu với vẻ khó xử nên đành đưa thư cho Tống Sở, nhắc nhở trước rồi mới đi: "Đừng làm mất, nhớ đưa cho người lớn."
“Chú yên tâm.” Tống Sở vui vẻ cùng Giang Bác nhận lấy phong thư, ngồi ở trên ghế mở ra xem. Bên trong thư có một xấp tiền, tổng cộng mười nhân dân tệ (khoảng 35.000 VND ngày nay) và một lá thư hồi âm. Giang Bác thậm chí không thèm quan tâm đến nó, nên Tống Sở cầm lấy mở ra xem. Sau khi đọc xong nó một cách kỹ càng, cô nói với anh về nội dung lá thư: "Anh Tiểu Bác, họ muốn anh tiếp tục gửi bản thảo cho họ."
Giang Bác trả lời: "Bọn họ không nói, anh cũng sẽ tiếp tục gửi."
Bà Hồ tò mò đến gần hỏi: "Hai đứa đang xem gì vậy?"
Tống Sở cười trả lời: "Anh Tiểu Bác của con gửi bản thảo đến tòa soạn báo tỉnh, bọn họ trả tiền nhuận bút còn kêu anh con tiếp tục gửi bản thảo."
Bà Hồ hết sức ngạc nhiên, tựa như mình nghe lầm nghĩ bản thảo trẻ con viết có thể đăng lên báo được sao? Lại hỏi: "Thật hay giả thế?"
Tống Sở không vui khi nhận sự nghi ngờ của đối phương, bèn giơ lá thư làm minh chứng: "Trên này có ghi hết ạ."
Bà Hồ vốn dĩ là người không biết chữ, lật đật chạy sang nhà bà Lưu hỏi thăm: "Cô giáo Lưu, tôi nhờ bà qua đây xem trong thư viết gì?"
Bà Lưu đang giúp con dâu rửa rau, khi nghe thấy điều này liền ngưng tay, bà Hồ nói vọng lại với đám trẻ: “Để xem người khác tin hay không?”