Bà ta hét lên, giơ tay định giật điện thoại.
Nhưng vệ sĩ của tôi đã chặn lại.
Tôi bình tĩnh nhìn thẳng vào mắt bà ta, nói:
"Mẹ à, mẹ mà ngưng kiếm chuyện với con nữa, là phúc lớn cho bé cưng Ninh Ninh rồi.”
“Nếu con là mẹ, thì hoặc là cố mà kiếm thật nhiều tiền để lo cho bé cưng sống sung sướng hơn chút, hoặc là chịu khó đi lễ cầu con, đẻ thêm một đứa nữa đi. Biết đâu lần này thật sự đẻ được con ruột siêu nghe lời mẹ, để nối tiếp nghiệt duyên thì sao. Sao cứ phải làm khó một đứa nô lệ phản bộ như con vậy?"
Lần này thì bà ta bị chọc điên thật sự. Bà ta cầm cốc trà sữa định ném thẳng vào tôi.
Tôi cầm điện thoại, vẫn cười.
Cuối cùng, cánh tay ấy khựng lại giữa không trung. Rồi bà ta xoay người, bỏ đi không ngoảnh lại.
Vừa có điểm thi đại học, điện thoại của Trình Nghiễn Xuyên đã gọi tới ngay.
“Thi sao rồi, Chu Chỉ Y?”
“Tớ… xin lỗi nha! Không đỗ Thanh Hoa, tớ đỗ Bắc…”
“Bắc Đại à? Bắc Đại cũng được mà! Cũng gần chỗ tớ…”
Đầu bên kia bỗng vui mừng lạ thường, làm tôi suýt tưởng mình nghe nhầm. Dù sao Trình Nghiễn Xuyên xưa nay nói chuyện đều rất điềm đạm, đôi khi tôi còn nghi ngờ cậu ấy là AI.
Để tránh cả hai bị lúng túng, tôi vội ngắt lời:
“Không phải ‘Bắc Đại’ đó đâu, là một trường đại học ở Bắc Kinh thôi.”
“Không sao, không sao, chỉ cần cậu đến Bắc Kinh là tốt rồi, thế là cùng thành phố, sẽ có nhiều cơ hội gặp nhau hơn.”
…Ơ? Học bá cũng biết tự mình tưởng tượng xa vậy sao?
Tôi đến thủ đô là để… kiếm tiền nhé!
Lúc này mà không đầu tư chứng khoán, không mua bất động sản thì đợi đến khi nào?
Nhưng mấy chuyện này không tiện nói ra.
Cứ để mọi chuyện thành một hiểu lầm đẹp đẽ vậy đi!
Mà dù tôi không đỗ Bắc Đại, nhưng Trần Khê thì đỗ rồi!
Há há! Đây cũng là tin mừng lớn, vậy là tôi có bạn học ở cả Thanh Hoa lẫn Bắc Đại.
Sau này tôi kẻ mang theo hai mươi triệu tài sản sẽ dẫn dắt nhóm học bá thành doanh nhân và nhà khoa học tương lai!
Năm nay, tổng thu nhập của tôi đã vượt mốc hai mươi triệu.
Nhưng Trần Khê lại không vui lắm.
Cô ấy khá thắc mắc, rõ ràng trước khi thi lại tôi học rất giỏi, sao mấy lần thi sau lại kết quả kém như thế, thậm chí còn nghi ngờ tôi bị đập vào đầu lúc ngã cầu thang nên “mất năng lực học tập”.
Tôi thì đang hí hửng xem bảng điểm, dù gì tôi cũng đỗ được một trường 211, quá đỉnh!
Trần Khê lại đè vai tôi xuống, nghiêm túc nói:
“Y Y à, cậu không nên chỉ thi được mức này đâu, cũng có người thi lại lần hai điểm cao hơn đó. Cậu có muốn cố thêm chút nữa không? Như vậy tụi mình có thể học Bắc Đại cùng nhau rồi.”
Tôi: “…”
Tôi đâu có ăn nhầm kẹo lú đâu mà lại muốn hành hạ bản thân lần nữa?
Tôi rất cảm động, nhưng từ chối luôn.
Cười c.h.ế.t mất, biết đâu thi lại lần nữa còn tệ hơn, rớt luôn cả trường top.
Tôi bây giờ chẳng có gì ngoài việc tự biết mình là ai.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeydtruyen.com/index.php/dao-ngot-vi-chua/chuong-11.html.]
Thành tích thế này, chắc là bà nội dưới suối vàng gồng gánh giúp tôi vận đen thành vận đỏ đấy.
Vừa nghĩ đến bà, lòng tôi lại thấy chua xót.
Tôi lập tức nhờ người sửa sang cho bà một ngôi mộ thật đẹp, rồi đốt cho bà hai mươi ký tiền vàng mã.
Trước kia tôi luôn sợ người ta nghi ngờ tôi có tiền nên chỉ dám đốt vàng mã lén lút.
Giờ có vệ sĩ rồi, cảm giác an toàn tăng hẳn.
Người trong thôn rất nhiệt tình, mang cho tôi một đống trái cây rau củ, còn hỏi tiền ở đâu ra.
Tôi bịa đại là do thành tích học tốt, được trường thưởng.
Rồi tiện tay gán cho chị vệ sĩ thân phận “giáo viên kèm riêng”.
Chủ trương: đi ra ngoài xã hội, thân phận là do mình tự định nghĩa.
Lúc về, đi ngang con đường làng lầy lội, tôi suýt lỡ lời nói sẽ nghỉ học để đi buôn nhà đất, may mà kịp kìm lại thôi thì học đại học thêm hai năm nữa rồi hãy nghĩ lý do khác.
Của cải không nên để lộ. Của cải không nên để lộ.
Tôi không cố ý đi tìm hiểu chuyện của Tạ Yến Lễ và Kỷ Tang Ninh nữa.
Nhưng họ quá nổi tiếng, dù tôi không muốn biết thì cũng thường xuyên nghe bạn bè kể mấy tin tức giật gân về họ.
Tạ Yến Lễ lần này đi thi đại học.
Cuối cùng cũng vớt vát được một trường hạng hai.
Nhưng cậu ta không nhập học.
Cũng chẳng phải định thi lại lần nữa.
Mà là… ra nước ngoài hiến thận cho Kỷ Tang Ninh.
Quả là một chuyện tình lay động trời xanh.
Tôi cứ tưởng họ sẽ định cư luôn ở Mỹ, cả đời không gặp lại.
Ai ngờ đến năm hai đại học của tôi, họ lại về nước rồi.
Lúc ấy, chân của Tạ Yến Lễ đã bị tật, nghe nói cuộc sống ở Mỹ vô cùng khổ sở.
Không bằng cấp, không nghề nghiệp.
Tiền mang theo tiêu sạch rồi, cậu ta chỉ còn cách rửa bát, bưng bê sống qua ngày.
Còn Kỷ Tang Ninh thì đã quen tiêu xài vung tay từ lâu.
Mất một quả thận, lại còn phải lao động tay chân cực nhọc, sức khỏe Tạ Yến Lễ sụp đổ nhanh chóng.
Chưa đến một năm ở Mỹ đã bắt đầu phải dùng thuốc.
Mẹ của Kỷ Tang Ninh cũng “biến mất không dấu vết”.
Không còn cách nào khác, sau khi cầm cự thêm một năm, họ đành về nước.
Sau khi về, Tạ Yến Lễ định xin gia đình giúp đỡ.
Nhưng mẹ cậu ta đã sinh thêm một đứa con, rồi tuyên bố thẳng:
“Tất cả những gì của nhà này đều để lại cho em trai con. Con giờ chẳng liên quan gì đến nữa.”
Mọi thứ thay đổi quá nhanh, dù Tạ Yến Lễ cầu xin ra sao, đáp lại cũng chỉ là:
“Con đã trưởng thành, đây là con đường con chọn, đừng trách ai cả.”
Kỷ Tang Ninh từng muốn về nhà tôi ở nhờ, nhưng bố mẹ tôi đã bán nhà lo tiền chữa bệnh cho cô ta rồi.
Không còn cách nào, Tạ Yến Lễ chỉ đành vừa đi làm thêm, vừa thuê nhà, vừa nuôi cô ta.