Cuộc sống làm nông của Tống Đàm - Chương 534: Quy trình tiếp khách.
Cập nhật lúc: 2025-02-19 14:57:38
Lượt xem: 230
Cái gì gọi là phí phạm của trời? Đây chính là phí phạm của trời!
Giáo sư Tống dù chưa từng tận mắt chứng kiến tình hình ở khúc sông này, nhưng chỉ cần cảm nhận không khí nơi đây, ông cũng có thể khẳng định đây là một vùng đất tuyệt vời.
Chỉ tính riêng những quả núi hoang mà Tống Đàm thuê lại, nơi này cải tạo cực kỳ dễ dàng, thế mà suốt bao năm chẳng ai động vào.
Đến khi một cô gái như cô trở về mới mạnh tay ra sức khai phá.
Nếu đây không phải là phí phạm của trời thì là gì?
Ông thở dài.
Bây giờ ai cũng kêu gọi chấn hưng nông thôn, nhưng chấn hưng bằng cách nào? Người từ đâu đến? Tiền từ đâu ra?
Người có tiền, có nền tảng thì ở thành phố cũng sống tốt, còn nông dân đừng nói đến việc bỏ ra vài chục, vài trăm triệu, ngay cả số vốn ba mươi triệu cũng không dễ mà xuống tay.
Nông dân thời nay, nhất là ở những vùng quê nghèo, không ra ngoài làm thuê thì chẳng có cơ hội tích lũy tiền bạc.
Trong làng, các ông bà cụ chắt chiu cả đời, có khi cũng chỉ dành dụm được vài triệu bạc.
Ông không nói gì thêm, chỉ tiếp tục bước tới, tiện tay lấy điện thoại ra quay lại cảnh vật:
“Trước hết tôi ghi chép lại đã, tối về bàn bạc sau. Em có giống cây nào đặc biệt yêu thích không?”
Giáo sư Tống đột nhiên nghiêm túc hẳn lên, khiến Tống Đàm có chút chột dạ vì sự “ăn gian” của mình, bèn tìm cách xoa dịu:
“Cũng không cần gấp vậy đâu ạ, bây giờ cũng gần bảy giờ rồi, nên ăn tối thôi. Ăn xong nghỉ ngơi một chút, ngày mai ban ngày có nhiều thời gian bàn bạc hơn.”
Giáo sư Tống khựng lại một chút.
Cả ngày chạy tới chạy lui, đúng là ông cũng đói rồi, liền quay đầu trở về:
“Ăn cơm thì được, nhưng những chuyện cần bàn bạc thì tối nay vẫn phải có kế hoạch sơ bộ. Nhiều chi tiết cần phải sắp xếp rõ ràng, nếu không đến mai là quên mất.”
Nhìn sang Yến Nhiên và mấy người khác, ai nấy cũng đều ngoan ngoãn đi theo.
Yến Nhiên quen thuộc cầm chắc máy quay:
“Khả năng quay đêm của GoPro hơi kém, mặt trời lặn xuống là hình ảnh tối hẳn đi, ít nhiều có ảnh hưởng. Ngày mai vẫn phải quay lại lần nữa.”
“Nhưng tối nay dựng sơ bộ khung cảnh thì không thành vấn đề.”
Tăng Hiểu Đông cũng kiểm tra máy ảnh trong tay:
“Tạm ổn, lúc mặt trời chưa lặn, ánh sáng rất dịu, ảnh chụp tuy không sắc nét lắm, nhưng những thứ cần thấy thì đều thấy được.”
Mọi người nghiêm túc như vậy, Tống Đàm cũng chỉ đành đi trước dẫn đường:
“Vậy để tôi dẫn mọi người đi một vòng theo con đường lớn, sau này nếu núi này thật sự được trồng trọt, con đường này cũng cần chỉnh sửa lại.”
Nếu không, trời mưa thì rất phiền phức.
“Không cần vội.” Giáo sư Tống tỏ ra rất có kinh nghiệm: “Em cứ quy hoạch núi của em cho tốt trước. Nếu chất lượng đào cũng được như mấy trái này, sớm muộn gì cũng sẽ nổi tiếng và kiếm được tiền thôi.”
“Đến lúc đó, chính quyền địa phương thấy nông thôn có tiềm lực phát triển, chắc chắn cũng sẽ đầu tư vào hệ thống đường sá.”
Nếu không, việc tự làm đường sẽ quá sức với tài chính của một hộ gia đình bình thường.
Ông ngước mắt nhìn phía trước, con đường đất rộng hơn một mét ngoằn ngoèo uốn xuống chân núi, tính ra quãng đường này cũng không hề ngắn.
“Được.”
Tống Đàm gật đầu:
“Nếu vậy, lát nữa em sẽ mua thêm vài chiếc xe ba bánh. Ở nông thôn, loại xe này vẫn là tiện dụng nhất.”
Về đến nhà đúng lúc thức ăn vừa dọn lên, Ngô Lan đang tươi cười chào hỏi mọi người:
“Giáo sư Tống, phòng ngủ của các ông bên này nhé, giường cũ mới được kéo về bằng xe ba bánh, nhưng chưa lắp nệm, tôi đã trải một lớp đệm, bên trên lót thêm một tấm chiếu.”
“Chăn bông là tôi gỡ bông cũ ra rồi đem đi đập lại, sạch sẽ lắm.”
Phải nói rằng, hồi Ngô Lan lấy chồng mang theo tám bộ chăn bông làm của hồi môn, nhiều năm trôi qua, nhà bà vẫn là nơi có nhiều chăn nhất.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/index.php/cuoc-song-lam-nong-cua-tong-dam/chuong-534-quy-trinh-tiep-khach.html.]
Mấy người Yến Nhiên lập tức cảm động:
“Vậy là tốt lắm rồi!”
“Còn nữa, Yến Nhiên, phòng của cháu ở trên tầng hai, có một phòng trống vừa dọn dẹp qua… Nếu thấy thiếu thứ gì, nói với bọn cô một tiếng, mai để Đàm Đàm ra chợ mua.”
Yến Nhiên vốn là người quen vào sinh ra tử, khi cần hưởng thụ thì hưởng thụ, mà khi cần chịu khổ cũng chẳng nề hà, giờ phút này đã vô cùng hài lòng.
Bận rộn một hồi, ai nấy cũng nóng bừng cả người, bụng réo ùng ục. Đúng lúc này, ông chú Bảy vừa bưng xong món cuối cùng ra bàn, thế là bữa tối chính thức bắt đầu!
Cả nhà hơn chục người ngồi xuống nhanh chóng, chẳng ai khách sáo nhường chỗ gì cả. Điều khiến giáo sư Tống bất ngờ nhất chính là hai người già đang ngồi xe lăn.
Ông đã gặp không ít người lớn tuổi phải dùng xe lăn, dù là bị liệt lâu ngày hay chỉ là tạm thời, tinh thần ít nhiều đều có phần uể oải. Nhưng hai người trước mắt…
Một người là ông ngoại của Tống Đàm, một người là mẹ chồng của thím Liên Hoa, lại có tinh thần phấn chấn vô cùng.
Không phải kiểu môi đỏ răng trắng, tóc bạc da căng, mà là một dáng vẻ cực kỳ khoẻ khoắn.
Nhìn hai người này, bảo họ đứng lên chạy ngay một trăm mét cũng chẳng phải chuyện không thể.
Giáo sư Tống thầm gật gù hài lòng.
Mặc dù đồng ý đến đây chủ yếu vì nể mặt người ta, nhưng giờ xem ra, không khí ở đây đúng là không tệ chút nào!
---
Nhà Tống Đàm ăn cơm từ trước đến nay không có nhiều quy tắc rườm rà.
Ban đầu, cả nhà vẫn còn giữ nếp đãi khách ở quê, đầu tiên là khách chủ nhường nhau chỗ ngồi, sau đó khách sáo mời mọc gắp thức ăn, đợi khách động đũa xong mới rôm rả chuyện trò, nâng ly chúc tụng…
Nhưng, đó là chuyện ngày xưa rồi.
Bây giờ thì, đồ ăn vừa dọn lên, cả nhà xách đũa lên rồi cứ thế mà ăn.
Giáo sư Tống hiếm khi thấy một quy trình đãi khách vừa giản dị vừa chân thật như vậy, không khỏi sững người.
Nhưng rất nhanh, ông bật cười, rồi cũng cầm đũa lên.
Trước mắt ông là những món ăn quê nhà vô cùng mộc mạc.
Thao Dang
Mộc mạc thật sự, chỉ có bốn món và một tô canh.
Tất cả đều được đựng trong những chiếc thau inox lớn, phần ăn đầy ú ụ.
Chưa kể đến cơm, cái nồi cơm điện cỡ bự cũng đã nấu đầy một nồi rồi.
Ông chú Bảy cười hề hề: “Gạo nhà chúng tôi ngon lắm, ăn nhiều vào! Dùng nồi cơm điện nấu lên cũng thơm lừng. Mai tôi nấu bằng bếp củi cho, đến lúc đó mà ăn cơm cháy chấm với dưa muối, mới là tuyệt đỉnh luôn!”
Ông không dùng bếp củi nấu cơm nữa đơn giản vì đỡ tốn công.
Dù gì bây giờ trong nhà có tới mười sáu người ăn cơm, nếu mỗi bữa đều nấu một mâm lớn thì chẳng khác gì ngày nào ông chú Bảy cũng phải làm cỗ cả, có khỏe mấy cũng chẳng trụ nổi!
Nhưng mà, vừa mở nắp nồi cơm điện ra, mùi thơm bốc lên ngào ngạt đã khiến bụng Giáo sư Tống réo ầm ầm. Ông vội vàng nói: “Thôi thôi, trời nóng thế này, nấu bếp củi thì cực lắm! Nồi cơm điện là được rồi.”
Thực ra cũng không quá vất vả, vì trong bếp có mở điều hòa. Nhưng… điều hòa cỡ nào thì đứng bên bếp lửa vẫn nóng như thường.
Ông chú Bảy cười cười: “Không sao, đã về quê thì ít nhất cũng phải ăn một bữa cơm cháy chứ.”
Bây giờ Ngô Lan đã vô cùng tự tin với tay nghề nấu nướng của mình, ngoài miệng thì tỏ vẻ khách sáo, nhưng nét đắc ý nơi khóe mắt, chân mày lại không giấu được chút nào:
“Giáo sư Tống, mọi người mau ăn đi, đừng khách sáo! Tôi chiêu đãi thế này có phần sơ sài quá…”
Cả nhà nhìn đĩa rau trộn xanh xanh trắng trắng, điểm xuyết chút sắc đỏ của ớt trước mặt, ai cũng thắc mắc:
“Đây là…”
Tề Lâm vốn định nói là trông giống củ cải, nhưng vừa ngửi qua mùi này, lại ngạc nhiên: “Dưa hấu?”
“Ôi chao!” Giáo sư Tống cũng bất ngờ: “Là dưa hấu ngâm chua trộn sao? Lâu lắm rồi tôi không được ăn món này!”
Ông chợt thấy phấn khởi: “Trời nóng, ăn cái này đúng là đưa cơm!”
“Đúng rồi.” Ngô Lan cũng vui vẻ: “Dưa hấu này tôi dùng dầu ớt nhà mình trộn đó, ngon lắm! Nhưng hơi cay một chút.”