Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

Cô Dâu Hải Thần - Chương 1

Cập nhật lúc: 2024-05-09 09:40:53
Lượt xem: 1,324

 

“Tại sao người dân ở làng Vũ Trạch này vẫn còn tập tục xăm hình Thuồng Luồng? Bọn họ đang sợ hãi điều gì ư, trên ngọn núi hùng vĩ sừng sững kia, dưới biển mênh m.ô.n.g kia đang ẩn chứa điều bí ẩn gì? Bọn họ đang muốn tế bái ai? Phải chăng, Thuồng Luồng là có thật?”

Đó là những câu hỏi cuối cùng hiện lên trong đầu trước khi Lệ Á dần bị sóng nước mênh m.ô.n.g nhấn chìm xuống đại dương...

Tô Lệ Á, sinh ngày mười bốn tháng bảy âm lịch. Cô là một nhà báo du lịch thám hiểm từ thành phố đến làng Vũ Trạch để tìm tư liệu vào ba ngày trước. Hai đồng nghiệp của cô đã phản đối gay gắt nhưng cô có hứng thú với hình xăm Thuồng Luồng trên người dân làng nên đã kéo bọn họ ở lại. Vào lúc đang tác nghiệp ở bờ biển, Tô Lệ Á trượt chân ngã xuống biển. Không có đội cứu hộ, dân làng cũng không ai dám nhảy xuống cứu. Hai người kia quay về thành phố một mình...

Tô Lệ Á vẫn còn sống, nhưng người nhà của cô đã báo tử cho cô rồi...

Ngày mười bốn tháng bảy Âm lịch, người dân trong làng Vũ Trạch đang bận rộn chuẩn bị tế thần. Tương truyền trong ngôi làng cổ xưa này có hai vị thần. Trên đỉnh núi Xuyên Mộc kia có một ngôi đền, nghe nói là chỗ ở của một con hồ ly thần núi. 

Thần núi rất hiền lành, chưa bao giờ quấy phá dân làng, thậm chí còn phù hộ cho dân làng quanh năm được mùa. Nhưng thần núi kia lại ăn chay, trước đây mỗi lần cúng tế gà vịt trâu heo thì nhang sẽ gãy ngang, gió lớn kéo đến. Sau này dân làng hiểu ra, mỗi năm đến ngày này sẽ chỉ cúng một mâm trái cây, vị thần núi sẽ rất vui vẻ nhận lễ.

Nhưng vị Hải thần dưới kia lại không như thế, hắn ta rất ư là dữ tợn. Mỗi năm đều phải cúng tế một trinh nữ, nếu như chậm trễ hắn sẽ dẫn nước vào tàn phá làng. Dần dà, dân làng bắt đầu sợ hãi, mỗi năm chỉ răm rắp cúng tế trinh nữ chứ không còn ai dám bén mảng đến gần biển nữa.

Ở trong làng có hai cái đền, một cái hướng mặt về biển dùng thờ Hải thần. Cái còn lại hướng mặt về núi là thờ Sơn thần. Nhưng họ chỉ vào đền của Sơn thần để quét dọn cúng bái chứ không ai dám bén mảng vào cái kia. Bởi vì bọn họ có người đã từng nhìn thấy những thứ kì dị bên trong đền. Đến cả đồ tế cũng là đặt lên một con thuyền quỷ từ trong rãnh nước rồi đẩy ra ngoài biển.

Sau khi bọn họ đẩy thuyền ra biển đều quay lưng đi trở về không được ngoái đầu, càng không được nán lại rình xem. Nhưng kì lạ thay, con thuyền ma ấy đến giờ đó của ba ngày sau sẽ tự động trôi về rãnh nước. Sở dĩ gọi đó là con thuyền ma, bởi vì dân làng tin rằng linh hồn của những cô gái bị đưa ra biển hiến tế đã tự mình dong thuyền trở về nhà.

Năm nay cũng như thế, trời mưa tháng bảy nhiều hơn, cả ngôi làng chìm trong mù mịt. Tô Mục Dương che dù, lưng đeo gùi tre từ trên núi đi xuống, đem cho dân làng một gùi trái cây trên núi. Mọi người đều bận rộn đi đi lại lại, mỗi nơi mỗi không khí khác nhau. Đám người quét dọn miếu Sơn thần rồi dâng trái cây nhang đèn lên ai nấy đều cười nói vui vẻ. Khác hẳn với đám người đang chạy đi chạy lại ngoài mưa lo việc hiến tế gái còn trinh cho Hải thần kia. 

Tô Mục Dương vẫn đeo gùi tre đi tới gần rãnh nước để con thuyền ma kia, kéo cậu trai trẻ lại hỏi: “Xin hỏi, năm nay là hiến tế con gái nhà nào vậy?”

Cậu trai trẻ quay đầu nhìn thấy Tô Mục Dương thì vô cùng vui vẻ nói: “Cậu Tô lại xuống núi đấy à? Cậu biết gì không, lần hiến tế năm nay vô cùng đặc sắc đó.”

Tô Mục Dương nở một nụ cười, theo cậu trai trẻ vào hiên nhà rồi để gùi trái cây xuống, hỏi tiếp: “Không biết là đặc sắc như thế nào?”

“Nói ra thì cũng hơi đáng thương. Năm nay vốn là đến nhà họ Vũ bên kia hiến tế con gái, nhưng nhà họ quá mức giàu có nên đã bỏ tiền mua một cô gái khác hiến tế thay. Cậu biết không, cái cô gái thành phố vào làng mình rồi mất trí nhớ năm năm trước ấy, xui rủi sao lại bị một gã đào vàng bắt được rồi bán cho nhà họ Vũ.”

[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/index.php/co-dau-hai-than/chuong-1.html.]

Cậu trai trẻ nói xong còn kéo theo một tiếng thở dài. Mặc dù dân làng này rất hiền lành nhưng cũng rất thành thật. Từ ngày cô gái kia rơi xuống biển không chết, lúc trở lên liền mất hết trí nhớ, cứ vậy tạm bợ sống ở trong làng. Dân làng cũng thương xót, thường hay giúp đỡ cho cái này cái nọ.

Cô gái kia cũng rất hiền lành, không động phá gì của ai, thậm chí còn hay lên núi hái rau dại về chia cho mọi người. Dân làng sớm đã xem cô như người trong làng, không ai lại có ý nghĩ đem cô đi tế thần thay. Nghe đến đây, sắc mặt Tô Mục Dương tức thì thay đổi. Nhưng hắn không nói gì thêm, chỉ cười cười, để lại gùi trái cây rồi che dù đi về phía thuyền ma.

Cậu trai trẻ kia cũng không nghi ngờ gì vì Tô Mục Dương này sống ở trên sườn núi, làm nghề trồng rau đốn củi sinh sống qua ngày. Hắn rất tốt bụng, thường xuyên mang trái cây xuống núi cho dân làng. Dần dà không ai kiên dè hắn, cũng xem hắn như dân làng mà đối xử. Nhưng hắn cùng với cô gái mất trí nhớ kia kì thật có qua lại...

Cậu trai trẻ định mang gùi trái cây về nhà thì chợt nhớ ra chuyện đó. Tô Mục Dương chân yếu tay mềm kia chắc sẽ không đi cướp người ấy chứ? Nhưng khi ngoái lại thì đã thấy bóng dáng hắn khuất mất trong màn mưa rồi.

Nhà họ Vũ có là nhà giàu nứt đổ đổ vách, phú hộ của ngôi làng này. Tuy nhiên ông bà Vũ cũng không phải người quá đáng, không động chạm vào người nghèo hay bắt nạt gì, thậm chí thi thoảng còn phát gạo miễn phí cho. Dù là vậy nhưng lại không có con trai nối dõi mà chỉ độc nhất một cô con gái. Cô con gái kia tên là Vũ Sơ Yến, năm nay vừa tròn hai mươi tuổi, chưa có chồng. Lẽ ra, năm nay chính là tới lượt cô ta phải làm vật tế thần, nhưng không ai ngờ tới ông bà Vũ lại bỏ số tiền lớn mua người khác c.h.ế.t thay.

Giờ lành đã đến, mặc cho mưa gió vẫn không thể làm chậm trễ việc tế bái. Già làng mặc đồ thổ cẩm chỉnh tề, mái tóc bạc phơ của bà được búi lên gọn gàng. Dân làng gọi bà là Thánh Cô, người có đức hạnh cao chuyên lo việc tế bái trong làng. Thánh Cô tay cầm tràng hạt bằng gỗ, tay cầm một chiếc khăn lụa, hai bên có hai người che dù cho bà tiến về phía thuyền ma. Phía sau còn có nhiều người bưng các đồ tế khác đi theo.

Tô Mục Dương vừa vặn chạm mặt với đoàn người, hắn nhập vào trong đoàn lặng lẽ theo phía sau. Trên bờ quỳ hai tốp trẻ em, trai một hàng, gái một hàng chuẩn bị quỳ bái tiễn “tổ cô” ra biển. Những tục lệ này đều do Thánh Cô đặt ra, bà nói người đi hiến tế là những người đã cứu dân làng. Cho nên lúc đưa tiễn phải long trọng một chút xem như là báo ơn. Người ra biển đều không có ai dám thờ cúng, chỉ đành tưởng nhớ gọi một tiếng “tổ cô” mà thôi.

Thuyền ma được đóng bằng gỗ Cẩm Lai quý hiếm ngàn năm, cho nên thân thuyền dù đã qua trăm năm vẫn không có dấu hiện mục rữa. Sở dĩ dùng Cẩm Lai đóng thuyền là sợ thuyền mục, “tổ cô” chưa ra được tới nơi đã phải bỏ mạng vô ích. Thân gỗ qua năm tháng, màu đỏ trên thân thuyền sớm đã sậm màu đỏ. Nhìn từ xa giống như là m.á.u người c.h.ế.t lâu ngày, cho nên sau này dân làng không ai dám sử dụng loại gỗ này nữa.

Khoang thuyền không có bất cứ thứ gì, chỉ có một chiếc ghế ở giữa thuyền, thành ghế đóng lên hai thanh gỗ để làm một cái lộng che. Chỗ đó để cho Tổ Cô ngồi, còn những đồ tế khác đều để cả lên mũi thuyền. Lúc này trên thuyền đang trói một cô gái mặc đồ trắng tinh, tóc đen xoã xuống. Dù có tấm lộng nhưng mưa vẫn tạt vào làm khuôn mặt cô gái thêm mấy phần trắng bệch. Cô gái kia đang ngồi gục đầu, dường như là bị đánh ngất.

Thông thường Tổ Cô đều sẽ “được” trói bằng một sợi dây được làm phép để phòng lúc hoảng sợ mà chạy mất. Nhưng cùng lắm cũng chỉ được khuyến mãi thêm một chiếc khăn nhét vào miệng mà thôi, không tới nỗi bị đánh ngất thế này. Sau khi đồ tế theo đều đã được đặt hết lên mũi thuyền, Thánh Cô mới chầm chậm đi về phía đồ tế. Bà ấy vừa đi vừa lẩm bẩm đọc kinh văn gì đó sẽ không rõ. 

Sau khi giáp mặt đồ tế, Thánh Cô đem tràng hạt bằng gỗ kia cẩn thận đeo vào cổ tay đồ tế, sau đó đem khăn lụa phủ lên đầu. Tràng hạt kia tượng trưng cho của hồi môn, khăn lụa tượng trưng cho khăn hỷ mà cô dâu đội lúc xuất giá. 

“Xuất giá theo chồng, c.h.ế.t không hối tiếc!”

Thánh Cô vừa đeo xong thì thoái lui về sau ba bước, cung kính ba quỳ chín lạy. Sau đó bà ta đọc một tràng giang đại hải gì đó không nghe rõ, chỉ nghe ra ba chữ Vũ Sơ Yến mà thôi. Sau khi Thánh Cô bước xuống khỏi thuyền, sóng biển ngoài khơi từng đợt từng đợt vỗ vào trong bờ. Thánh Cô nhìn lên bầu trời, có lẽ cũng đã sắp đến giờ dong thuyền, vì vậy nói với hai tốp trẻ em đang quỳ trên bờ: “Giờ lành đã đến, mau quỳ bái đưa tiễn Tổ Cô ra biển!”

Hai tốp trẻ em đã dập đầu lạy chín lạy, nhóm đàn ông ở hai bên ra sức đẩy thuyền. Thuyền vừa được đẩy nhẹ đã bắt đầu tiếng cót két trôi đi. Rõ ràng không có ai khác trên thuyền, nhưng bọn họ nghe thấy tiếng chèo thuyền rất rõ ràng. Cho dù năm nào cũng nghe thấy nhưng vẫn khiến bọn họ sởn cả tóc gáy. Họ cho rằng, đó chính là sứ giả của Hải thần sai đến đón tế phẩm. Nhóm đàn ông và đám trẻ mau chóng quay lưng lại, chầm chậm trở về làng, không một ai dám nán lại hay liếc nhìn. Cho dù phía sau có vang lên tiếng gì đi chăng nữa, cũng tuyệt đối không được quay đầu.

Tiếng chèo thuyền cót két nện vào lòng bọn họ, bước chân như muốn chạy nhưng lại không chạy nổi. ƯỚc chừng thuyền ma vừa ra khỏi rãnh nước đã nghe vang lên một tiếng kêu đầy kì dị, không rõ là tiếng gì. Sau đó còn kéo theo hàng tá tiếng kêu nho nhỏ khác nhau, giống như tiếng các sứ giả đang chúc tụng cho Hải thần.

Loading...