Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

Đại vương bách hóa xuyên không trở thành mẹ kế ác độc không được chào đón - Chương 724

Cập nhật lúc: 2024-09-24 15:52:12
Lượt xem: 12

Chương 724: Có Phải Đã Quá Bừa Bãi Rồi Hay Không?

 

 

 Không chỉ có khả năng tự cung tự cấp mà số lương thực dư thừa ra còn có thể nuôi sống được hàng trăm hàng ngàn binh sĩ

 

 

 nơi biên quan.

 

 

 Ở bên ngày làm việc cả một ngày, da dẻ mịn màng của Đại hoàng tử và Nhị hoàng tử đều đã bị phơi nắng đến đỏ ửng lên. Cửu công chúa không yên tâm về Đại hoàng tử và Nhị hoàng tử, không thể ở mãi trong nhà chờ đợi được nữa bèn kéo theo già trẻ lớn bé cùng đi đến trấn Cát Tường.

 

 

 Vừa khéo ở trấn Cát Tường có căn nhà vừa mới xây xong, trực tiếp thu dọn mấy gian cho Cửu công chúa và Cố Thiệu ở là được.

 

 

 Lúc này Cửu công chúa đang trò chuyện với Liễu Phán Nhi thì nhìn thấy hai đứa cháu trai mặt đỏ tía tai từ bên ngoài bước vào. "Ôi chao ôi, tại sao các ngươi ra ngoài mà lại không đội mũ rơm? Nhìn xem mấy gương mặt này của các ngươi đều đã bị phơi nắng đến đen thui luôn rồi, thế này đến lúc về kinh thành thì làm sao ta có thể giao phó các ngươi lại cho hoàng huynh và hoàng tẩu đây!"

 

 

 Đại hoàng tử tiến lên hành lễ rồi nói: "Cô cô, người không cần phải như vậy. Nếu như bọn ta đã tới đây để quan sát dân tình thì đương nhiên là phải tự mình trải nghiệm cuộc sống của người nông dân rồi."

 

 

 Nhị hoàng tử cũng gật đầu phụ họa: "Đúng thế, cô cô, người đừng lo. Chỉ có đích thân trải nghiệm thì bọn ta mới có thể hiểu được sự vất vả của người nông dân.”

 

 

 Lúc này, Lý Dung đang dắt theo nhi tử của Cửu công chúa cùng nhau chơi đùa bỗng nhớ tới câu thơ mà mẫu thân đã từng dạy cho bọn họ.

 

 

 "Đúng vậy, dì công chúa. 'Cày đồng đang buổi ban trưa, mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần " Sau khi Đại hoàng tử nghe được bài thơ này thì ánh mắt cũng trở nên dịu dàng, yên lặng nhìn về phía Lý Dung.

 

 

 Nếu như cả ngày hôm nay không làm việc dưới ánh mặt trời chói chang thì hắn ta cũng sẽ không cảm động và biết ơn như thế này.

 

 

 Những câu thơ kia quả thực là quá mức chuẩn xác.

 

 

 A Dung cô nương, bài thơ này có tên là gì? Do ai sáng tác?" Đại hoàng tử hỏi với thái độ khiêm nhường.

 

 

 Lý Dung cười cười, gương mặt tràn đầy sự kính trọng nhìn về phía Liễu Phán Nhi: "Là do nương ta sáng tác, tên gọi là “Cày đồng”. Chỉ với hai chữ giản đơn nhưng đã có thể miêu tả được nỗi vất vả cực nhọc của người nông dân, đồng thời cảnh tỉnh nhắc nhở người đời phải biết quý trọng lương thực."

 

 

 Lý Vi cũng gật đầu nói: "Ừ, đúng là như vậy, mỗi lân ta không ăn hết cơm trong bát là nương ta sẽ bắt ta đọc thuộc lòng bài thơ "Cày đồng" này một trăm lần. Từ đó về sau, ta cũng không dám lãng phí lương thực nữa."

 

 

 Lý Tiểu Bảo xúc động nói: "Ôi dào, ngươi mới chỉ là đọc thơ mà thôi, còn ta và A Nam nếu không quý trọng lương thực thì cứ trực tiếp nhịn đói một bữa, đảm bảo ăn gì cũng thấy ngon."

 

 

 Đại hoàng tử nghe được lời này thì liền tiến lên cung kính hành lễ với Đức Thụy phu nhân Liễu Phán Nhi: "Phu nhân là người có tài lớn chí lớn, trách trời thương dân, ta quả thực là kính phục vô cùng." Liễu Phán Nhi lúng túng, nàng hoàn toàn không có cái bản lĩnh viết ra được mấy câu danh ngôn thiên cổ như vậy. Nhưng căn bản là thời đại này không hề tồn tại vị thi nhân đói

 

 

 Nàng vội vàng đưa tay ra khiêm tốn đỡ lấy Đại hoàng tử: "Đại hoàng tử không cần đa lễ, hiểu càng nhiều, biết càng nhiều thì tự nhiên sẽ phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn. Ban cùng thì giữ mình trong sạch. Phát đạt thì cứu giúp khắp thiên hạ. *”

 

 

 (*) Ban cùng thì giữ mình trong sạch. Phát đạt thì cứu giúp khắp thiên hạ: Danh ngôn của Mạnh Tử, ý răn dạy rằng lúc bất đắc chí, cần chú trọng tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lúc đắc chí hiển đạt cần đem tính thiện phát dương quang đại. "Tuy Liễu Phán Nhi ta là một nữ tử nhưng cũng có một tấm lòng vì dân vì nước. Bệ hạ tán thưởng tài năng của ta, cũng không hề thờ ơ không đếm xỉa tới ta chỉ vì ta là nữ tử mà ngược lại còn đối xử càng thêm trọng hậu, ta đương nhiên phải thành tâm cống hiến hết mọi sức lực cho triều đình rồi."

 

 

 Một loạt những lời này khiến Đại hoàng tử, Nhị hoàng tử và Cửu công chúa đều

 

 

 cảm động không thôi.

DTV

 

 

 "Phán Nhi tỷ tỷ, nếu tỷ là nam tử thì nhất định sẽ là một đấng nam nhi đại trượng phu. Cố Thiệu và Lý đại tướng quân so ra cũng đều thua kém tỷ." Cửu công chúa khen ngợi, ánh mắt nhìn vê phía Liễu Phán Nhi đã tràn đây vẻ bái phục.

 

 

 Liễu Phán Nhi cười cười đáp: "Thước có khi ngắn, tấc cũng có khi dài*, mỗi người đều có sở trường riêng của mình, chỉ là có người sẽ phát huy ra được sở trường đó nên mới đạt được các thành tựu rực rỡ. Nhưng có người lại không có cơ hội để phát huy, hoặc là không kích phát ra được những sở trường có tiềm năng nên chỉ có thể làm một người tâm thường không có chí tiến thủ."

 

 

 (*) Thước có khi ngắn, tấc cũng có khi dài: Là một câu trích trong thiên "Bac cư” thuộc tác phẩm "Sở từ” của Khuất Nguyên - một chính trị gia, một nhà thơ yêu nước nổi tiếng thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Mang ý nghĩa ẩn dụ rằng mỗi một vật hay một người nào đó đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. "Tuy rằng ta mạnh hơn phu quân và Cố đại nhân ở một số phương diện nào đó, nhưng nếu so về phương diện đánh trận và trị quốc thì ta không thể bì kịp hai người họ. Ta biết rõ điều đó nên ta luôn gắng sức phát huy những điểm mạnh, đồng thời hạn chế những điểm yếu của bản thân, do vậy mà đa phần là mọi người sẽ nhìn thấy những điểm mạnh của ta nhiều hơn."

 

 

 Cho dù có thế nào đi nữa, nàng cũng đã khiến cho người ta vô cùng nể phục.

 

 

 Đại hoàng tử lại cung kính lấy lòng thêm lân nữa: "Đức Thụy phu nhân, người không chỉ có đóng góp cho nông nghiệp mà còn có cả những công trạng trong lĩnh vực toán học và khoa học tổng hợp. Ta đã đi học mấy buổi ở thư quán Cát Tường, cảm thấy rất tốt."

[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/dai-vuong-bach-hoa-xuyen-khong-tro-thanh-me-ke-ac-doc-khong-duoc-chao-don/chuong-724.html.]

 

 

 "Dẫu sao thì không phải ai cũng có khả năng đặc biệt trong việc thi cử, hơn nữa có những người cảm thấy họ có sở trường và hứng thú hơn đối với toán học, khoa học tổng hợp và nông nghiệp. Ta thấy rằng trong khoa cử, khi xử lý các công vụ chính trị của địa phương không thể hoàn toàn dựa vào tứ thư ngũ kinh được."

 

 

 "Trước đây có một số quan viên có triển vọng cũng sẽ đặc biệt dốc lòng học hỏi, nhưng đa phần các quan viên chỉ học để làm quan chứ cũng không hề bỏ công sức ra học mấy thứ này."

 

 

 "Dân chúng của một vùng sống có ấm no hay không thường thường sẽ có mối liên hệ vô cùng chặt chẽ đến vị quan phụ mẫu ở địa phương đó. Không thể nói tất cả quan viên trên đời này đều tốt, nhưng đa số họ đều mong muốn cai quản tốt địa phương mà mình phụ trách. Thế nhưng năng lực bọn họ lại có hạn, dẫn tới mọi việc thường không được như ý muốn." "Nếu như có thể khiến cho ngày càng nhiều các quan viên chịu học hỏi các tri thức trong các lĩnh vực về nông nghiệp, toán học và khoa học tổng hợp thì nhất định sẽ mang lại lợi ích vô cùng to lớn đối với việc cai trị địa phương của bọn họ." Đại hoàng tử nói một cách mạch lạc đâu ra đấy, nhưng một khi thật sự thúc đẩy phổ biến việc này ra ngoài thì chắc chắn sẽ gặp phải sự cản trở cực lớn.

 

 

 Tuy Liễu Phán Nhi có vô vàn các ý tưởng khác nhau nhưng đây là thời cổ đại, kinh nghiệm đúc rút từ mấy năm nay đã nói cho nàng biết rằng, không thể bước quá nhanh.

 

 

 Cửu công chúa suy ngẫm một chút rồi mới lên tiếng: "Vậy thì cứ trực tiếp để hoàng huynh thêm các môn nông nghiệp, toán học, khoa học tổng hợp vào trong khoa cử sát hạch, như vậy không phải là xong hay sao?"

 

 

 Đại hoàng tử và Nhị hoàng tử nhìn nhau một cái, trên mặt đều lộ ra vẻ cười khổ: "Khoa cử là một sách lược quan trọng của đất nước, bọn ta cũng không dám tùy tiện thay đổi."

 

 

 "Nếu như thay đổi thì có lẽ một bộ phận những người đọc sách nhận được tin còn có cơ hội ôn tập. Nhưng ở những nơi xa xôi hơn, có thể sẽ vì sự tắc nghẽn thông tin hay vì những yếu tố khác mà không thể nào học được, như vậy là không công bằng đối với họ."

 

 

 Lúc này, Lý Dung chớp chớp mắt nói: "Đại hoàng tử nói phải, mười năm dùi mài kinh sử gian khổ, cuối cùng lại bị gạt ra vì triều đình đột ngột tăng thêm môn thi, như vậy nhất định sẽ làm dấy lên một đợt sóng to

 

 

 gió lớn."

 

 

 "Nếu đã không thể tùy tiện thêm vào trong đề thi khoa cử, nhưng chúng ta vẫn có thể chờ bọn họ thi theo hình thức truyền thống xong, sau đó lại tổ chức thêm một đợt học các môn nông nghiệp và khoa học tổng hợp mà. Nếu như tiến hành thi trong phạm vi nhỏ."

 

 

 "Kỳ thi lúc này sẽ không loại bỏ người nào hết, nhưng sẽ căn cứ vào tình hình học tập của mỗi người để bố trí các chức quan một cách hợp lý. Người học toán tốt thì sẽ đi hộ bộ, người có thành tính tốt trong các môn nông nghiệp và thủy lợi thì sẽ đảm nhiệm các chức quan địa phương, người nào thạo nghiên cứu nguyên lý sự vật thì có thể đi công bộ..." Vốn dĩ vẫn còn một số người cảm thấy tiếc nuối nhưng sau khi nghe được những lời này của Lý Dung thì đều lập tức sáng to thông suốt ngay.

 

 

 Ánh mắt Đại hoàng tử nhìn về phía Lý Dung lại nhiều thêm mấy phần thần thái sáng rực.

 

 

 Nữ nhi do Đức Thụy phu nhân nuôi dạy lại thông minh nhạy bén như thế này sao?

 

 

 Cửu công chúa vỗ tay tán thưởng: "A Dung, ngươi thật là thông minh, thoáng cái mà đã nghĩ ra được một biện pháp hay như thế. Ngọc Trạch, ngươi thấy thế nào?"

 

 

 Đại hoàng tử Ngọc Trạch gật đầu đáp lời: "Rất tốt, tương đối tốt. Như vậy sẽ ít cản trở hơn một chút, hơn nữa còn có thể khiến cho những nhân tài trong kỳ thi khoa cử có cơ hội học hỏi các kiến thức thực tế."

 

 

 "Cứ như vậy nếu như có thêm một khoảng thời gian nhất định thì càng có thể từng bước phổ biến rộng rãi hơn nữa, sẽ ngày càng có nhiều người học những kiến thức này hơn, sau cùng người được hưởng ân huệ chính là dân chúng."

 

 

 "Đức Thụy phu nhân, sau khi về kinh thành, Ngọc Trạch sẽ đề nghị với phụ huynh cũng xây dựng một trường học tương tự như thư quán toán học và khoa học tổng hợp ở đây, mời phu nhân làm viện trưởng*, có được không?"

 

 

 (*) Viện trưởng: nguyên văn là 山长 chi người phụ trách thư viện, học viện thời cổ đại, chủ trì việc giảng dạy và quản lý, mang ý nghĩa tương tự với chức vị hiệu trưởng thời nay.

 

 

 Liễu Phán Nhi hơi chút sửng sốt, không lâu sau thì chợt cười nói: “Được sự tin yêu của Đại hoàng tử, đương nhiên ta rất sẵn lòng.”

 

 

 Bởi vì công trạng và thành tích của Đức Thụy phu nhân mà Chu Bình đế đã đặc biệt hạ lệnh, khi diện kiến vua Liễu Phán Nhi có thể tự xưng "ta", vậy nên trước mặt Đại hoàng tử, đương nhiên là nàng cũng có thể tự xưng "ta".

 

 

 Ánh mắt Đại hoàng tử lập tức sáng lên, không ngờ Đức Thụy phu nhân lại đồng ý: "Đa tạ Đức Thụy phu nhân.”

 

 

 Liễu Phán Nhi cười đáp: "Đại hoàng tử không cần khách khí, quả thực là ta có sở trường về mảng kiến thức toán học và nông nghiệp, cho nên có thể dạy dỗ người khác, có thể truyền bá kiến thức ra ngoài cũng là một chuyện tốt."

 

 

 Đại hoàng tử mỉm cười, lấy một quyển sách toán học kiểu mới mà mình vẫn mang theo bên người ra, nói: "Phu nhân, những kiến thức đơn giản thì Ngọc Trạch đã học được hết rồi. Ngọc Trạch tin Đức Thụy phu nhân vẫn còn những kiến thức toán học khác cao thâm hơn, liệu người có thể trình lên cho phụ hoàng để phổ biến rộng rãi ra bên ngoài không?”

 

 

 Liễu Phán Nhi xua tay đáp: "Phổ biến thì được, không cần đặc biệt trình lên cho bệ hạ, dẫu sao thì bệ hạ đã ban thưởng cho nhà ta quá nhiều rồi, ta không dám đòi hỏi thêm tặng phẩm gì nữa."

 

 

 Bấy giờ, Cửu công chúa cũng không vui, nói chen vào: "Phán Nhi tỷ tỷ, tỷ cẩn thận quá mức rồi, hoàng huynh ta là người tài trí mưu lược kiệt xuất, luôn mong muốn phục hưng Đại Chu, lòng dạ hoàng huynh cũng vô cùng rộng rãi khoáng đạt nữa." "Huynh ấy quả thực đã ban thưởng cho tỷ rất nhiều, nhưng hài tử trong nhà tỷ, ngoài Đại Bảo, A Dung, A Nam, Tiểu Bảo, còn có Tiểu Vi, không phải mấy đứa chúng nó đều là người thường cả sao?"

Loading...