Cuộc sống làm nông của Tống Đàm - Chương 963: Bán hay không bán?
Cập nhật lúc: 2025-05-11 15:34:19
Lượt xem: 174
Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới
mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!
https://s.shopee.vn/2LLgFn4wT7
MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!
Một bữa sáng no nê xong, mấy người lười biếng ngả lưng ra ghế sofa, hoàn toàn không còn tí khí thế làm việc nào nữa.
Con người mà, ăn no thì buồn ngủ, đó là bản năng sinh lý, không phải chuyện ý chí có thể cưỡng lại được. Nói cho cùng, họ tuy chưa làm việc, nhưng cũng chưa lăn ra ngủ ngay, thế là giỏi lắm rồi còn gì?
Thao Dang
Nhưng chuyện chưa dừng lại ở đó!
Ăn uống no say, bên cạnh lại có thêm ly trà nóng thơm lừng đặt sẵn, uống một ngụm, mùi trà thanh mát lan tỏa trong miệng, tinh thần như tỉnh táo hẳn lên, mà cũng chẳng còn thấy quá no nữa…
Mà nói thật, no thế này làm việc chỉ tổ sai sót, chi bằng đổi chủ đề phỏng vấn đi! Ví dụ như…
“Nhà các cô, mấy loại thực phẩm này có bán không đấy?”
“Đúng đó! Có bán không? Giá bao nhiêu thế?”
Tống Đàm đã quá quen với câu hỏi này rồi. Ai ăn xong cũng phải hỏi cho bằng được!
Cô mỉm cười rạng rỡ:
“Bán thì không còn để bán đâu, bọn tôi giờ ký mấy hợp đồng với nhà c.ung cấp rồi, còn có cả cửa hàng online nữa, đơn hàng nhiều đến mức không kịp làm đây này…”
“Nhưng nếu mọi người thực sự muốn mua, tí nữa lên núi quay phong cảnh, gặp chỗ nào có cải thảo với củ cải ưng ý thì thích bao nhiêu hái bấy nhiêu nhé!”
Mọi người nghe mà tinh thần bừng tỉnh. Gì cơ?! Còn có củ cải với cải thảo?
Nghĩ đến cái đĩa củ cải trộn hồi sáng bị vét sạch không còn miếng nào, Dư Yến kích động hét lên:
“Vậy cho tôi đặt trước…”
Ban đầu cô ta định nói mua 20 cân, nhưng chợt nghĩ củ cải để được lâu, thế là đổi giọng ngay:
“Cho tôi hẳn 100 cân củ cải đi!”
Nhà mẹ cô ở tầng một khu tập thể cũ, còn có một cái sân nhỏ, đến lúc ấy mua bao cát về, chôn củ cải xuống cát, ăn tới tận mùa xuân năm sau cũng không hỏng!
Nghĩ một hồi, cô ta bèn dứt khoát chốt luôn:
“Thêm 100 cân cải thảo nữa nhé!”
Vẫn là phải dựa vào mẹ, bà giỏi muối dưa lắm, ăn không hết thì muối lên, mà rau này cũng để được lâu.
Về phần Tống Đàm nói không đủ hàng để bán, bọn họ ban đầu cũng bán tín bán nghi, nhưng sau một bữa sáng như thần tiên thế này… còn nghi ngờ gì được nữa?
Nếu mà ở gần chợ có bán rau ngon thế này, cô ta không đi làm cũng xếp hàng mua mỗi ngày!
Quay sang nhìn anh quay phim, chẳng biết nghĩ gì mà cả người anh ta run lên:
“Tôi cũng đặt như thế!”
Dư Yến, cô trợ lý, và cả anh tài xế Lý nhìn sang kinh ngạc, chỉ thấy anh ta hăng hái khoe khoang:
“Vợ con tôi ở nhà thật sự chả được ăn gì ra hồn. Cái loại dưa hấu 20 tệ một cân đó, có ngon bằng cái này không? Tôi phải mua về cho họ mở mang tầm mắt mới được!”
Ngon như thế này, nếu không phải đi làm phỏng vấn, có khi còn chẳng có cơ hội mà mua đấy, không tranh thủ mua cho đủ thì còn chờ bao giờ?
Chỉ có anh tài xế Lý, đang lo cưới vợ cho con trai nên dạo này túi tiền cạn kiệt, bèn cẩn thận dò hỏi:
“Vậy… bao nhiêu tiền một cân đấy?”
Tống Đàm ngẫm nghĩ một chút, mỉm cười nói:
“Mọi người đến đây cũng là có duyên, tôi không nói giá c.ung ứng đâu, cái giá đó chắc mấy người nghe xong còn chẳng dám mua.”
“Thế này đi, củ cải với cải thảo đều 20 tệ một cân.”
Cô nói nhẹ nhàng như không, chứ với Tống Đàm giờ đây, 20 tệ một cân đã là giá tình thân rồi. Chứ không thì nhìn xem, thương lái như lão Triệu mỗi ngày mua buôn còn phải trả giá nào?
Nhưng lời vừa dứt, mọi người đồng loạt hít sâu một hơi!
Cái gì? Mùa đông này ngoài chợ củ cải, cải thảo chỉ 0.5 tệ một cân, mà cô bán tới 20 tệ?
Giá này là hợp lý á?! Một củ cải tính ra mấy chục tệ rồi! Còn đắt hơn cả dưa hấu ấy chứ!
Nhưng Tống Đàm dường như chợt nhớ ra gì đó, quay sang nhìn anh quay phim, cười đầy ẩn ý:
“Anh vừa nói nhà mua dưa hấu giá 20 tệ một cân đúng không? Nếu quả đó thực sự ăn ngon lắm, chắc cũng là nhà tôi bán ra đấy!”
Tống Đàm suy nghĩ một lát, hình như cảm thấy đòn vừa rồi còn chưa đủ “thấm thía”, liền nhìn sang Dư Yến, nhẹ nhàng buông thêm một câu:
“Chị Dư này, lúc nãy chị kể cái vụ nồi canh cá, mua cá ở ao quê 40 tệ một con hay là một cân ấy… Không ngoài dự đoán, chắc cũng là cá nhà tôi nuôi đấy.”
Mọi người: …
Kinh ngạc, chấn động, bất ngờ… Dùng từ gì cũng không đủ để miêu tả tâm trạng phức tạp lúc này!
Nhưng mà ngẫm lại cái giá 20 tệ một cân cho củ cải và cải thảo, sao tự nhiên lại thấy… chấp nhận được rồi nhỉ?
Chấp nhận cái đầu ấy!
Họ đều là dân đi làm thuê, Dư Yến còn phải tranh thủ nhận thêm show làm MC kiếm thêm, anh quay phim thì hợp tác với mấy studio chụp ảnh, còn anh tài xế Lý thì kiêm luôn chạy Didi.
Nhưng mấy cái việc làm thêm đó cũng không phải lúc nào cũng có, tính ra mỗi tháng cùng lắm chỉ kiếm được từ vài ngàn tới chục ngàn là cao lắm rồi!
Mà giá cả ở Vân Thành thì nổi tiếng đắt đỏ, hai người đi ăn bữa cơm tử tế cũng mất hơn 200 tệ, số tiền này giờ làm được gì đâu?
100 cân củ cải mà hết 2000 tệ!
4000 tệ chỉ để mua củ cải với cải thảo, ai mà nhìn chẳng chửi thẳng vào mặt là “đúng là đồ ngốc!”
Nhưng…
“Thôi, vậy tôi mua mỗi loại 50 cân.” Dư Yến lúng túng lên tiếng, giọng nghe còn có chút thấp bé nhẹ cân.
Bên cạnh, trợ lý, bác tài xế Lý và anh quay phim trố mắt nhìn cô như thấy người ngoài hành tinh.
Mặt Dư Yến đỏ bừng, c.uối cùng cắn răng bổ sung:
“Các anh thì biết cái gì? Tôi mới sinh con, cơ thể còn yếu, phải bồi bổ nhiều vào!”
Cô trợ lý chớp chớp mắt mờ mịt:
“Chị… chị không phải vừa làm đầy tháng hồi tháng Ba à?”
Lời này còn chưa kịp bật ra, đã thấy anh quay phim nín lặng một lúc, sau đó gằn từng chữ:
“Vậy cho tôi cũng 100 cân củ cải luôn!”
Nói gì thì nói, giờ trái cây cũng mấy chục tệ một cân, mà ăn mấy miếng củ cải trộn sáng nay, có kém cạnh gì đâu chứ?
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeydtruyen.com/cuoc-song-lam-nong-cua-tong-dam/chuong-963-ban-hay-khong-ban.html.]
Còn về phần cải thảo… cải thảo chưa ăn thử, thôi để sau vậy. Dù sao mua củ cải về còn có thể viện cớ là bồi bổ sức khỏe, báo cáo chi tiêu cũng hợp lý. Chứ mà tiêu liền mấy ngàn tệ, không khéo về nhà lại bị vợ mắng sấp mặt!
Chỉ còn lại anh tài xế Lý và cô trợ lý là vẫn đang lưỡng lự giằng co giữa cái “tôi muốn” và cái “tôi nghèo”…
Anh Lý thì còn đang lo gom góp tiền cho con trai sửa nhà cưới vợ, còn cô trợ lý thì chỉ là sinh viên mới ra trường, lương thực tập 2000 tệ một tháng, toàn nhờ bố mẹ tiếp tế, muốn mua mà lực bất tòng tâm!
Nhưng mà… đến đây rồi, ăn cũng ăn rồi, ngon thì cũng là thật… Không mua thì cảm thấy thiệt to quá, mà mua thì lại đau cả ruột!
Ai hiểu cho cái nỗi khổ giằng xé này chứ?!
Đang lúc đấu tranh tư tưởng, nhấp thêm ngụm trà, Dư Yến hít sâu một hơi, quyết tâm:
“Không được, phải làm việc kiếm lại số tiền vừa bay màu thôi!”
Nhưng mà… Vừa mới nhấc m.ô.n.g rời khỏi ghế, đã thấy Ngô Lan hồ hởi bưng ra hai cái đĩa to tướng.
Một đĩa là mứt bí đỏ cay tê tái, dẻo quánh, một đĩa là mứt khoai lang khô queo, cứng như đá tảng.
“Ấy… cái này… ngại quá…”
Mọi người vừa đưa tay nhận, vừa thẹn thùng không dám nhìn nhau. Mà cái sự “quyết tâm làm việc” vừa được thắp lên trong lòng Dư Yến, cũng theo động tác ngồi phịch xuống ghế mà rụng luôn ý chí.
Ngô Lan cười thoải mái:
“Có gì đâu mà ngại! Đây là bí đỏ phơi từ mùa hè, bí nhà trồng cả đấy, ăn thử đi, đừng chê!”
“Còn cái này là khoai lang khô, ngon lắm đấy! Chỉ có điều là phơi hơi khô quá, cứng đấy, phải nhai từ từ thôi…”
Tống Đàm liếc mắt, nhận ra ngay đĩa bí đỏ này chính là hàng “đặc chế” của Kiều Kiều, màu đỏ thẫm, ngày ấy làm, không biết Kiều Kiều đã đổ bao nhiêu ớt với tiêu vào, ăn vào đúng kiểu “một miếng xuống bụng, nước miếng không kịp nuốt!”
Ngon thì ngon thật đấy, đã miệng thì có, nhưng chỉ cần không nhanh tay nhét tiếp cái gì vào mồm thì đảm bảo nước dãi chảy ròng ròng, mà cay quá lại cứ phải vừa thở hổn hển vừa xuýt xoa…
Nói chung là ăn món này, không có ai là giữ được hình tượng!
Ngô Lan lúc này cũng hơi xấu hổ, làm người quê thật thà, khách đến nhà phải tiếp đãi thứ tốt nhất, nhưng không hiểu sao càng giàu lại càng tính toán… Hôm nay người ta tới tận nhà quay phim, lẽ ra phải mời thứ ngon nhất chứ, thế mà lúc nãy bốc đồ ăn lại lưỡng lự cả buổi, c.uối cùng vẫn chọn đúng cái loại “vị mạnh” của Kiều Kiều.
Bà lúng túng, đẩy đĩa lại gần mấy người:
“Ăn đi, khách sáo làm gì, cứ tự nhiên nhé!”
Nói cho cùng, mấy người này vừa mới ăn sáng xong được có một, hai tiếng, giữa chừng cũng chỉ loanh quanh quay mấy cảnh trong nhà, ngoài vườn, rồi đứng chụp mỗi cái bụi trúc ngoài cổng là hết chuyện…
Giờ ngồi đây, nhìn mấy món này bày ra trước mặt, không động đũa mới là chuyện lạ!
Đúng là không vận động gì, bụng vẫn còn no căng.
Nhưng mà… đồ ăn cứ chình ình trước mặt thế này, không ăn thì ánh mắt cứ liếc tới liếc lui, cồn cào trong lòng, khổ sở không chịu nổi, đúng là xấu hổ c.h.ế.t đi được!
Dư Yến hôm nay đã chuẩn bị tinh thần “xả tiền” nên khí thế cũng khác, mạnh dạn vươn tay cầm ngay một miếng mứt bí đỏ cay tê tái. Cô ta trang điểm kỹ lưỡng, ăn xong chưa dặm lại son, mà cái loại khoai lang khô cứng như đá kia ăn vào có khác gì hủy hình tượng đâu?
Bí đỏ cay là hợp nhất, cô ta cũng thích ăn cay mà!
Ai ngờ vừa cho vào miệng, vị mềm dẻo dai dai của bí đỏ phơi khô lập tức chinh phục vị giác, chưa kể cái vị cay tê tái xộc thẳng lên mũi, tê rát tận đầu lưỡi!
Trời đông giá rét, mới nhai được mấy miếng, mồ hôi đã túa ra lấm tấm trên trán, ngay cả chóp mũi cũng đỏ ửng lên!
“Xùy ha xùy ha… cay quá!”
Vừa xuýt xoa, vừa cố nhai cho xong, cảnh tượng ấy khiến cô trợ lý bên cạnh vừa sợ vừa thèm:
“Chị… cay thế thì đừng ăn nữa, uống miếng nước đi!”
Dư Yến ra sức xua tay:
“Xùy ha… em không hiểu đâu… phải ăn cay thế này mới đã! Thử đi! Thử ngay đi, thật sự rất ngon! Vừa thơm vừa cay, ngon tê tái luôn ấy!”
Nói xong lại vội vàng nhét tiếp một miếng vào miệng, nước miếng cứ thế mà ứa ra, không dừng lại nổi.
Cô ta ăn một cách sung sướng như vậy, người khác nhìn mà nuốt nước bọt ừng ực.
Ngô Lan thấy thế thở phào một hơi, “thích là được, thích là được!” Bà càng thêm nhiệt tình:
“Ăn đi, ăn nhiều vào! Đừng khách sáo, thích cái gì thì tự lấy nhé, đừng làm khách!”
Ơ kìa, đã thế thì làm sao mà từ chối nổi chứ!
Mấy người còn lại, vừa ngại ngùng vừa bị hấp dẫn, cũng mỗi người cầm lấy một miếng bí đỏ thử xem sao.
“Xùy…!”
Ngay lập tức, cô trợ lý chảy cả nước mắt! Trời ơi sao mà cay dữ vậy nè, như muốn cháy luôn cổ họng!
Ngô Lan hốt hoảng dúi ngay hộp giấy lau tay qua:
“Nhanh nhả ra đi, cay không chịu được thì nhả ra, đừng có ráng mà khổ thân!”
Thật sự là cái món này, người chịu cay giỏi thì thích mê, chứ người không ăn được cay thì đúng kiểu tra tấn!
Ai ngờ cô trợ lý vừa lau nước mắt vừa hít hà, kiên quyết nhai tiếp:
“Ngon… ngon lắm ạ!”
Ngô Lan: …
Tống Đàm bên cạnh không nhịn được cười khúc khích, cầm đĩa khoai lang khô đưa tới:
“Thôi đừng cố quá, ăn không quen thì thử cái này đi, cũng ngon lắm.”
Cô trợ lý nghẹn giọng, chấm chấm nước mắt:
“Để… để em ăn xong miếng này đã… xùy ha…”
Dư Yến lúc này đã xơi trọn một miếng to tướng, mặt đỏ bừng, méo cả miệng, nhưng tay vẫn không tự chủ được mà cầm thêm miếng khoai lang khô:
“Cay quá! Trời ơi cay quá mà sao ngon thế này! Không dừng được luôn ấy! Để tôi ăn tí khoai lang cho dịu miệng đã!”
Nói xong liền cầm miếng khoai khô cứng như đá mà cắn mạnh một cái!
Không cắn nổi!
Cô ta đổi bên, thử lại, vẫn không cắn nổi!
Ngô Lan thấy vậy vội vàng hướng dẫn:
“Cắn nhỏ thôi, từ từ mà mút, cái này là để g.i.ế.t thời gian, không phải để ăn lấy no đâu, cứng lắm đấy!”
Dư Yến giữ nguyên vẻ mặt vặn vẹo khổ sở, miệng cay xé mà nước miếng sắp chảy thành suối, vừa quằn quại vừa cố chấp nhai tiếp…
Một c.uộc chiến đấu khốc liệt giữa khẩu vị, ý chí và… nước miếng chính thức bắt đầu!