Cuộc sống làm nông của Tống Đàm - Chương 886: Chi tiền lớn vào việc gì?
Cập nhật lúc: 2025-04-25 14:09:01
Lượt xem: 181
Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới
mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!
https://s.shopee.vn/2qHvZf2dZJ
MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!
Khi thời gian phát sóng kéo dài, lượng người xem cũng càng lúc càng đông, những bình luận mới nhanh chóng nhấn chìm mấy đoạn phân tích và thảo luận nghiêm túc lúc trước.
Còn streamer...
Khụ, streamer lại một lần nữa đắm chìm trong quá trình làm bột sắn dây, tạm thời quên mất người hâm mộ một chút rồi.
Để quay video, lần này chỉ xử lý hai thúng củ sắn, Trương Vượng gọt vỏ rất gọn gàng, nhanh chóng đã rửa sạch toàn bộ.
Sau đó từ trong bếp mang ra tấm thớt cũ kỹ trong nhà.
Nói chính xác là khúc gỗ dùng làm thớt.
Không biết là đốn từ gốc cây to nào, qua năm tháng sử dụng, phần giữa hơi lõm xuống, bốn phía nhô cao lên, tạo thành một đường cong tinh tế.
Trương Vượng trước tiên đặt tấm thớt vào bồn nước, rồi ngại ngùng cười với mọi người: “Mấy ngày nay không nấu ăn ở nhà, thớt bụi lắm, để tôi rửa cái đã.”
Trương Yến Bình nghĩ thầm, ông ấy đâu chỉ là mấy ngày không nấu cơm? Rõ ràng nửa năm rồi chưa từng nhóm lửa!
Lớp bụi trên thớt dày cộm, không biết rửa có sạch không nữa.
Nhưng mà, anh ta đánh giá thấp sức mạnh của nông dân rồi.
Chỉ thấy Trương Vượng cầm d.a.o thái rau, “soạt soạt soạt” cạo lớp mặt thớt, nước chảy ào ào c.uốn theo cả lớp vụn gỗ bụi bặm bị cạo ra. Chẳng bao lâu, cả chiếc thớt đã sáng sạch lại, màu gỗ cũ kỹ ánh lên nước bóng.
Ông khóa vòi nước, đặt thớt ngay trong bồn, sau đó cầm lấy một củ sắn, d.a.o vừa hạ xuống!
“Phập!”
Củ sắn mập mạp bị bổ đôi, sau đó nhanh chóng được cắt thành từng khúc nhỏ, rồi đẩy vào cái thau lớn bên cạnh.
Đồng thời còn hướng dẫn cho Kiều Kiều: “Bột sắn dây thực ra là nghiền nhỏ sắn rồi rửa lấy tinh bột, nên phải cắt nhỏ ra trước, lát nữa bỏ vào cối đá giã cho đỡ tốn sức.”
“Thật ra không cắt cũng được, nhưng lúc giã phải dùng nhiều sức, già rồi yếu lắm, vẫn nên cắt trước.”
Kiều Kiều nhìn một lúc rồi hỏi: “Không thể dùng máy xay sao ạ? Với cái bào cắt rau củ trong bếp cũng không được ạ?”
Vấn đề này thì Trương Vượng chưa từng nghĩ tới.
Ông suy nghĩ một chút: “Chắc là được nhỉ? Nhưng cái bào đó bào từng tí, chỗ này nhiều như vậy thì chậm lắm.”
Ngừng lại một lúc, ông lại bổ sung: “Máy xay chắc là được đấy? Nhưng mà lần trước làm ngải cứu, người ta nói nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả… không biết cái máy xay kia có sinh nhiệt không?”
Câu này Kiều Kiều cũng không biết trả lời.
Cậu quay đầu nhìn về phía Tần Quân cầu cứu.
Tần Quân: Dù tôi tốt nghiệp sư phạm chính quy, nhưng tôi thật sự không dạy môn này đâu nhé!
May mà Google vạn năng có thể giải quyết mọi vấn đề, lúc này anh ta rút điện thoại ra tra cứu một hồi, nhanh chóng đưa ra câu trả lời:
“Nhiệt độ cao ảnh hưởng hay không thì chưa rõ, nhưng bây giờ có máy nghiền bột sắn chuyên dụng kiểu búa đập. Giống như chud Trương nói, là dùng nguyên lý như giã cối đá, chắc không sinh nhiệt cao đâu.”
“Chà!” Trương Vượng sáng mắt lên: “Còn có cái máy đó nữa hả?”
Nói rồi lại hơi buồn bã: “Tôi còn chưa từng nghe qua.”
Tần Quân thầm nghĩ tôi cũng chưa từng nghe đến, nhưng ngoài miệng thì an ủi: “Vùng mình núi non nhiều, nhiều loại máy nông nghiệp không phù hợp, không có thị trường thì cũng không được phổ biến.”
“Trong thành phố lớn có hội chợ nông nghiệp, mấy thiết bị nhỏ kiểu này nhiều lắm, khi nào rảnh chú cũng nên ra ngoài mở mang tầm mắt.”
Người trò chuyện không ngừng, nhưng tay Trương Vượng vẫn nhanh nhẹn cắt sắn thành từng khúc nhỏ, hai thúng củ sắn xử lý xong cũng chỉ đầy được một cái thau lớn.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeydtruyen.com/cuoc-song-lam-nong-cua-tong-dam/chuong-886-chi-tien-lon-vao-viec-gi.html.]
Sau đó ông đi tới góc sân, lật tấm gỗ lên, mọi người mới thấy ở đó có một cối đá rỗng ruột – chính là cái cối ông vừa nói.
Chưa kịp ai nói gì, hội trưởng đã cầm máy ảnh phấn khởi bước tới: “Tốt! Tốt lắm! Cần gì máy móc hiện đại? Cái này mới gọi là mộc mạc nguyên sơ, hồn quê hồn đất.”
Kiều Kiều lại khẽ nói: “Cực nhọc quá ạ!”
Hội trưởng phì cười: “Trên đời này, làm gì mà chẳng cực? Mình làm tay chân thì vất vả thật đấy, nhưng giờ đồ thủ công bán còn nhỉnh giá lên vài đồng, mà video nếu dựng tốt, lượt xem cao cũng kiếm được tiền.”
Nghĩ vậy rồi thì có hiểu được không?
Cứ nói hai ông đây, bình thường cầm máy ảnh trước mặt người trong nghề còn được khen vài câu, giờ vì một nhúm cao lương với hai con cá trôi mà cúi đầu… Người làm cực thì cực thật, người quay video cũng chẳng dễ dàng gì đâu!
Người ta làm là làm đồ nhà trồng được đấy chứ! Tìm đầu ra cho nông sản, không có gì là mất mặt cả!
Thế là bình luận trong livestream lại bắt đầu sôi động lên:
[Đúng thế! Tìm đầu ra cho nông dân, có gì mà xấu hổ!]
[Phải nói chứ, tôi thật sự thích mấy thứ làm bằng tay như thế này.]
[Tôi cũng vậy, dù biết giờ máy móc làm không kém là bao, nhưng vẫn thích cảm giác đồ thủ công.]
[Không phải chỉ là bán bột sắn dây sao? Tôi mua là được chứ gì? Mau lên, gửi link đi.]
[Streamer này đúng là chẳng coi tụi mình là người ngoài gì cả!]
[Người ta làm vlog đồng quê thì thơ mộng giản dị, streamer nhà ta thì chuyện gì cũng dám nói!]
[Nói thật nha, tôi học dựng phim làm hậu kỳ đấy, bên bạn có thiếu người không?]
[Trời đất, bạn bên trên này đúng là đói việc đến mờ mắt rồi, nhìn cái nhà này, giống người chịu bỏ tiền thuê người lắm sao?]
[Không phải là đã có đội quay phim rồi sao? Tôi thấy máy ảnh với ống kính cũng xịn xò đấy!]
Trương Yến Bình vẫn luôn theo dõi bình luận trong livestream, lúc này thấy mọi người nói thế thì vội lên tiếng:
“Đừng hiểu lầm nha, đừng hiểu lầm, tụi mình thật sự không có đội ngũ gì hết. Nếu có ai muốn tới hỗ trợ thì hoan nghênh, nhưng bên mình không trả lương được…”
Anh ta ngừng một lát, thốt ra câu chú của giới tư bản:
“Cùng lắm là viết được giấy xác nhận thực tập.”
Chủ yếu là để đuổi khéo cho xong.
Mà cũng là để nói rõ ràng. Anh ta cầm điện thoại quay thẳng về phía hội trưởng và chú Trương:
“Đến đến đến, cho mọi người xem hôm nay ‘đội ngũ quay phim’ chính là hai vị này đây. Nhà họ Tống chúng tôi tự móc hầu bao, bỏ ra cả một khoản lớn để mời người đấy, vị này là phó hội trưởng Hội Nh.i.ế.p ảnh thành phố của chúng tôi.”
“Còn đây, là ủy viên của hội, từng đoạt giải đó!”
Thao Dang
“Quý vị xem đống ống kính của hai vị ấy đi, nhà tôi phải chi bao nhiêu tiền công mới mời được kiểu đội thế này chứ? Toàn là nhờ quen biết cả đấy!”
Phó hội trưởng mặt mày nhăn nhúm cả lại: “Cậu đừng có nói bậy! Gì mà chi tiền lớn? Bọn tôi chỉ là đi câu cá không trúng, bị cậu kéo về làm công, quay phim từ sáng đến tối, vừa làm cameraman, vừa dựng hậu kỳ còn phải cắt video…”
“Cậu bỏ ra cái gì mà gọi là chi tiền lớn? Cùng lắm cho một nắm cao lương, với hai con cá trôi, mà cá còn phải đợi đến c.uối năm mới được giao!”
“Phải rồi!” Chú Lý cũng tỏ vẻ không bằng lòng:
“Cậu đừng có nói lung tung trên livestream, không thì lúc về tôi bị người ta tưởng moi được hàng gì tốt từ cậu, rồi ba ngày hai bữa kéo đến đòi hỏi thì sao!”
Nói xong còn trừng mắt với phó hội trưởng: “Cả ông nữa! Còn dám nói ‘một nắm cao lương’! Một nắm thì được bao nhiêu hạt, ông đếm được không? Quay xong rồi là hai ta phải lặng lẽ đổi ao đấy.”
Không thì bị đám bạn câu cá mặt dày đeo bám, sao giữ nổi chỗ ngon đây?