Sáng sớm, nhà Tống Đàm lại náo nhiệt như đã lâu không được thế.
Tống Tam Thành ngồi trên ghế đẩu, trước mặt là ba ông bà lão, đừng thấy người không đông mà coi thường, mấy người này gần như là toàn bộ lực lượng lao động cao tuổi còn lại trong thôn.
Dù sao thì, trong thôn cũng chỉ có từng đó người. Lao động khỏe mạnh làm ruộng cấy lúa thì được hai ba người, đan chiếu cỏ có mấy ông già bà cả, hái trà cũng chỉ còn hai cô lớn tuổi…
Giờ một nhóm đã ra ngoài làm công, số lao động còn lại cũng chỉ có chừng ấy.
Huống hồ, kim anh tử vốn không phải thứ có sản lượng cao, một mẫu đất chỉ thu được tầm bảy tám trăm cân, mà đó còn là sản lượng tính theo thời kỳ đỉnh điểm.
Giờ mấy cây trên núi có đủ một mẫu hay không còn chưa biết, nhưng chắc chắn là hoa thì nhiều hơn quả.
Nếu không thì Quách Đông phải giàu cỡ nào mới dám hào phóng ôm hết đống này vào lòng chứ!
Thuốc thang tạm thời chưa cần nhiều, Tống Đàm bàn bạc với bí thư Tiểu Chúc, quyết định gọi ba hộ nghèo không thể làm việc nặng đến giúp.
Việc này chẳng cần kỹ thuật gì, cứ chậm rãi hái quả, rồi lại từ từ sấy khô, xử lý… không có gì phải vội.
Chứ nếu thuê lao động khỏe mạnh, một ngày chạy lên chạy xuống là hái sạch trơn lô quả này rồi! Mà chuyện này không phải tính công nhật đâu.
“Tới đây nào! Nhận găng tay, giỏ, móc và kéo! Đừng ham tiện mà dùng đồ nhà, tôi mua găng tay loại dày đặc biệt đấy. Còn nữa, mặc áo dài tay vào, không thì bị gai đ.â.m tôi không chịu trách nhiệm đâu…”
Dù chỉ có ba người nhưng Tống Tam Thành vẫn hô hào khí thế như thể trước mặt là ba trăm người vậy.
Bà lão bên cạnh liếc ông một cái: “Cậu nhắc vậy chẳng thừa à? Ai trong thôn này lên núi mặc áo ngắn tay chứ.”
Nói rồi, bà chậm rãi nhận găng tay, lật qua lật lại xem xét: “Găng gì mà găng, tay tôi chai còn dày hơn đây này.”
Câu này vừa dứt, lập tức có người cười ha ha: “Bà cụ Trần, bà không sợ nhưng tôi sợ đấy nhé. Hôm qua tôi lên núi nhìn thử rồi, gai kim anh tử dài ngắn đủ cỡ, mọc chi chít! Cái găng này cũng chỉ dày thêm một lớp ở lòng bàn tay, có trụ nổi không thì chưa biết đâu.”
Mọi người cười nói rôm rả, bà cụ Trần cũng thắc mắc: “Lão Tam, trời nóng thế mà lên núi làm gì?”
Lão Tam thở dài: “Không phải dạo này nghe nói người ta thích ăn hạt dẻ non sao? Hôm qua con trai tôi thấy trên Douyin có người bán gói hạt dẻ non, định lên xem thử hạt dẻ nhà mình lớn chưa, có hái đem ra phố bán được không. Mà các bà đoán xem, một gói hạt dẻ non đó bao nhiêu tiền?”
Bao nhiêu?
Mọi người, kể cả Tống Tam Thành, đều dựng tai hóng chuyện.
“Trên Douyin livestream bán đấy, gói hạt dẻ xanh mướt, 59 tệ năm cân, còn bao phí ship luôn.”
Vì hạt dẻ non không để lâu được, để qua đêm là mất ngon nên nhất định phải gửi nguyên gói ra ngoài.
---
Trên núi.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/cuoc-song-lam-nong-cua-tong-dam/chuong-475-cuoc-song-kiem-tien.html.]
Bà cụ Trần thấy đôi găng tay dày quá bất tiện, liền trực tiếp đưa tay túm lấy quả kim anh tử.
“Ai da!”
Bà đau điếng rụt tay lại, mặt đầy khó chịu: “Sao gai nhiều thế này chứ?”
Bên cạnh, lão Tam cười nhạo: “Bà xem đi, tôi nói rồi mà bà không tin, giờ thì biết khổ chưa?”
Bà cụ Trần liếc ông ta một cái: “Hôm qua ông thấy nhiều gai thế này, sao hôm nay vẫn không trả giá cao hơn chứ? Năm đồng một cân cũng ít quá rồi, ông nhìn xem, có được bao nhiêu quả đâu!”
“Cũng không ít mà?” Bà cụ Lý đứng bên cạnh đã nhanh tay nhanh chân cắt được mấy quả rồi.
Loại này nhiều gai, găng tay cũng chưa chắc chắn cản được hết. Nhưng mấy người này làm nông quen rồi, chỉ cần nhìn qua là nghĩ ra cách đối phó ngay.
Trước tiên dùng móc kéo cành xuống, sau đó mang găng tay nhẹ nhàng giữ lấy quả, kéo một cái, xong!
“Bà xem, quả còn tươi nên cũng nặng ký lắm đấy. Một cân chả mất bao lâu, khéo một ngày kiếm được trăm đồng ấy chứ. Có điều, đúng là hơi ít thật.”
Một ngày được trăm đồng, chắc cũng chỉ hái được một hôm thôi. Qua hôm sau là hết quả.
“Vậy chắc tôi chịu rồi, tôi đâu có nhanh tay như bà được.”
Bà cụ Trần càng nghĩ càng khó chịu: “Bà nói xem, sao nhà có tiền lại càng keo kiệt thế chứ! Bà nhìn nhà Tống Hữu Đức đi, nhà thằng út của ông ta xây cái nhà to thế mà thuê mình làm việc một ngày chỉ có bấy nhiêu. Nói đâu xa, cái nghề đan chiếu có phải không tốn công sức đâu? Một ngày làm được một cái mà chỉ trả có bảy mươi đồng…”
Thao Dang
“Bà nói thế là không đúng rồi!” Bà cụ Lý không vui: “Hồi trước con trai bà mua nhà trên thành phố, sao không thấy nó trả bà bảy mươi đồng một ngày? Chẳng phải vợ chồng bà còn vét hết tiền tiết kiệm ra cho nó sao?”
“Ngồi không chỉ động tay mà một ngày kiếm bảy mươi đồng, Tống Hữu Đức còn nói có thể làm được mấy tháng ấy… Nếu tôi biết đan, bà xem tôi có lao vào không?”
“Nói thật nhé, cấy lúa một ngày ba trăm đồng, nhưng bà có làm được không? Nhà họ Tống thiếu gì người đâu.”
Bà cụ Trần bị chặn họng, mặt có chút xấu hổ, giọng cũng không phục: “Bà nói hay thế, nhưng dù bà có khen họ, họ cũng chả trả thêm đồng nào đâu.”
Bà cụ Lý còn chưa mở miệng, lão Tam đã cười phá lên: “Bà chị à, ở nhà ngồi không cũng một ngày, làm chút việc lại có tiền. Hôm nay hái quả, mai dọn dẹp, mốt đem sấy khô… Tính ra ba ngày kiếm được mấy trăm đồng, đủ tiền tiêu cả tháng rồi còn gì?”
“Bây giờ đi bộ hai dặm cũng thở không ra hơi, người ta còn chẳng thèm thuê mình làm việc, bà sao còn chưa thấy đủ hả?”
“Đúng vậy!”
Bà cụ Lý lại nhanh tay kéo một cành xuống: “Nói cho bà biết, đợt này chỉ có ba ngày làm thôi, nhưng nếu làm tốt, sau này kiểu gì cũng có thêm việc.”
“Bà đừng lắm mồm nữa, không thì lần sau có năm chục đồng cũng chẳng đến lượt bà đâu.”
Bà cụ Trần: …
Bà chỉ buột miệng nói thôi mà, sao, không cho người ta nói mấy câu than vãn ạ?!
Làm thì làm!