Cuộc sống làm nông của Tống Đàm - Chương 431: Tang quán tử và… không thể nói nên lời.
Cập nhật lúc: 2025-02-03 20:46:26
Lượt xem: 284
Bà ngoại tuy đã học cách xem video trên Douyin, nhưng bà lại chẳng hứng thú với những thứ đó, trái lại còn chú ý đến một vấn đề khác:
“Quả tang quán tử ấy đắt lắm đấy, mấy năm trước có người đến thu mua, giá tận 30 tệ một cân cơ!”
“Thật ạ?”
Ngô Lan nghe thấy nhắc đến tiền là hứng khởi ngay, đừng nhìn mấy cây kim anh tử đang nở hoa đẹp rực rỡ mà coi thường, thực ra hoa nở hết lượt này đến lượt khác, quả kết cũng nhiều vô kể, đỏ au rực rỡ luôn ấy chứ!
“À đúng rồi mẹ, Đàm Đàm bảo con cái này tên khoa học là kim anh tử, chú Bảy bảo gọi là tang quán tử, sao mẹ cũng gọi nó là tang quán tử thế?”
“Con đúng là trí nhớ tệ quá!”
Bà ngoại chẳng chút do dự mà chọc thẳng: “Hồi nhỏ thấy con ăn không ít đâu nhé, mặc cho quả tang quán tử chọc đau, con vẫn cứ hái xuống, lấy đế giày hoặc cục gạch mà cọ cọ.”
“Đừng trợn mắt nhìn mẹ thế, chính con lấy đế giày cọ đấy.”
“Cọ cho hết gai nhỏ xong thì bóc lớp vỏ ngoài ra, ăn mỗi tí xíu t.hịt bên trong, còn phải nhổ hạt ra nữa. Mất công cả buổi trời, chẳng qua chỉ để nếm chút vị ngọt thôi, không thì sao gọi là tang quán tử được?”
Ngô Lan ngẫm nghĩ một hồi, hình như cũng có chút ký ức.
“Con đã nói mà, nhìn cái này quen quen...”
Chẳng qua hồi trước mọc dại tùm lum, cành thì dài ngắn lộn xộn, nên nhất thời không nhận ra.
Bà cười ngượng ngùng: “Nhìn hoa đẹp tiên khí thế này, ai mà nghĩ ra quả lại là thứ hồi nhỏ mình ăn chứ.”
“Đúng rồi mẹ, quả này chỉ hơi ngọt thôi, sao người ta chịu chi tận 30 tệ một cân để mua vậy? Giá này đâu có rẻ, phải phơi khô à?”
“Không phải,” bà ngoại lắc đầu, “phải là quả tươi, mà phải là quả đẹp.”
Bà nghĩ một lúc rồi nói tiếp: “Nghe nói cái này có tác dụng bổ thận tráng dương gì đấy, con cũng biết mà, đàn ông thì khoái cái vụ này lắm, chắc người ta mua về ngâm rượu, bảo là kim anh tử dại ấy.”
“Tráng dương là gì cơ?”
Kiều Kiều thò đầu vào hỏi, rồi nhón chân ngắm nghía mấy bông hoa trông cực kỳ tiên khí xung quanh.
Ngô Lan và bà ngoại cùng lúc khựng lại.
Chỉ nghe Kiều Kiều tiếp lời: “Ông chú Bảy cũng bảo là bổ thận tráng dương, nhưng con quên chưa hỏi nghĩa rồi.”
“Mẹ ơi, tráng dương là gì?”
Ngô Lan: ...
Một hồi lâu sau, bà cười gượng gạo: “Là bổ cơ thể thôi con ạ!”
“Có bổ não không ạ?” Kiều Kiều tràn đầy hy vọng hỏi, “Con cũng muốn ăn, anh Yến Bình bảo con là đứa hạnh phúc nhưng không có đầu óc.”
Ngô Lan: ...
Bà liếc nhìn mẹ mình, chỉ thấy mẹ quay đầu sang chỗ khác, giả vờ như mắt đã mờ, tai đã nghễnh ngãng.
Cái này giải thích kiểu gì đây?
Theo lý thì Kiều Kiều cũng đến tuổi biết mấy chuyện này rồi, nhưng nếu tự mình dạy, đến khi con thắc mắc hỏi ngược lại... nghĩ thôi đã thấy lúng túng rồi.
Nghĩ tới đây, Ngô Lan đành dùng chiêu né tránh muôn thuở:
“Thế này nhé, con về hỏi thầy giáo Tần Quân của con đi...”
Nhưng phải nói thế nào với thầy giáo đây chứ?
“Nhờ thầy giáo bổ sung kiến thức sinh lý cho Kiều Kiều?”
Ngô Lan càng nghĩ càng thở dài, đến mức đống mộc nhĩ trong rổ bỗng chốc chẳng còn lấp lánh giá trị như tiền bạc nữa.
---
Cùng lúc đó, Tống Đàm cũng đang bàn bạc với Trương Yến Bình.
“Anh nói xem, ngọn núi sau nhà mình to như vậy, có phải nên lắp camera giám sát không?”
Thao Dang
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/cuoc-song-lam-nong-cua-tong-dam/chuong-431-tang-quan-tu-va-khong-the-noi-nen-loi.html.]
“Trước có hỏi thăm rồi, người ta bảo chắc tốn không ít tiền đâu.”
Trương Yến Bình đang dán mắt vào hệ thống quản lý shop online của Taotao Bao, đóng vai nhân viên chăm sóc khách hàng, vừa lơ đễnh nói:
“Em đã tiêu cả đống tiền rồi, còn tiếc gì chút lẻ nữa? Camera sớm muộn gì cũng phải lắp thôi.”
“Giờ thì Đại Vương với chú Trương còn trông giúp, nhưng sau này cả cái núi to chà bá, có thêm 10 con Đại Vương cũng không coi hết được.”
Vấn đề là đồ trong nhà ngon quá, nếu người ta không cố tình ăn trộm mà chỉ tiện tay “thử nghiệm” mỗi ngày một ít, thì cũng đau đầu đấy.
Không quản thì lâu dần cũng thành tổn thất đáng kể. Mà quản thì... hàng xóm láng giềng, ai nỡ nói mạnh tay.
Có cái camera, ít nhất lúc tranh cãi cũng có bằng chứng mà đập thẳng vào mặt người ta.
Thế nên, phải lên kế hoạch lắp đặt đàng hoàng.
Thật ra Tống Đàm không lo lắm chuyện tiền nong, mà cô chỉ lo cái thói nửa đêm canh ba ra đồng phun sương tưới nước linh khí của mình thôi.
Lắp camera rồi, lỡ bị quay lại thì phải làm sao? Chẳng lẽ phải tu luyện thuật tàng hình trước à?
Nhưng với cái trình độ chưa qua nổi ngưỡng cửa Trúc Cơ như hiện tại, cô biết cái gì mà đòi tàng hình?
Không lẽ nửa đêm ba mươi, vác thân đi “bón phân” cho đất cũng phải lén lén lút lút như ăn trộm à?
Nhưng... đúng như Trương Yến Bình nói, chuyện lắp camera là không tránh được.
Cô thở dài, thôi thì sắp tới cứ dành buổi tối tu luyện tích trữ linh khí, ban ngày lên núi tung tóe nó ra vậy...
Nhịp sinh hoạt này, nghe sao mà vừa cay đắng vừa khỏe mạnh quá!
Trương Yến Bình thấy cô thở dài thì biết ngay là cô quyết tâm rồi, cứ tưởng Tống Đàm tiếc tiền nên vội nói thêm:
“Đào sau núi sắp chín rồi, cả vườn đào bạt ngàn, còn có dưa hấu nữa, chỉ dựa vào một con Đại Vương thì đúng là hơi quá sức.”
Hai mươi mẫu vườn đào, nghe thì thấy nhỏ xíu, nhưng thử chạy quanh một vòng coi, cũng muốn đứt hơi luôn!
Lỡ người ta ăn trộm vài quả rồi chạy mất, Đại Vương dù có mọc cánh cũng cần thời gian đuổi theo chứ?
Mà đào năm nay còn quan trọng hơn cả dưa hấu nữa! Nhà có khấm khá lên không, hoàn toàn trông chờ vào vụ đào này!
“Lắp!” Tống Đàm chốt đơn nhanh gọn.
Cô lập tức gọi cho bên lắp camera trước đó đã liên hệ để họ đến khảo sát thực tế.
Thời tiết nóng bức thế này, thật ra không phải mùa cao điểm của ngành camera, nên vừa nghe nói công trình có diện tích hàng trăm mẫu, lại là một trong những dự án lớn nhất khu vực, họ nhận ngay trong vòng một nốt nhạc!
Khách sộp lên tiếng, sáng hôm sau đã có hai nhân viên đến khảo sát thực địa.
Tống Đàm dẫn họ đi một vòng sau núi, rồi chỉ tay về phía toàn bộ khu đất hình chén:
“Nhìn đi, cả khu này cơ bản là của nhà tôi. Trọng điểm là vườn đào này, sắp thu hoạch rồi. Dù đã có hàng rào vây quanh, nhưng vẫn chưa đủ an toàn, nên muốn lắp camera trước.”
“Lắp là đúng rồi!”
Hai thanh niên phụ trách lắp camera vừa nhìn thấy vườn đào trĩu quả và mấy trái dưa hấu to như quả bí đao trên đất, mắt sáng rực lên!
Miệng gật gù không ngừng:
“Hàng rào nhà chị dựng chắc chắn phết đấy, bên ngoài còn trồng thêm mấy cây bầu, bí, mướp các thứ, khó mà trèo qua được, rất tốt, rất tốt!”
“Nhưng có một vấn đề,” một cậu nhìn cô, “hàng rào có cao cỡ nào, cũng không cản được kẻ gian, chị cứ để đấy không trông coi, lâu dần thế nào cũng có người dám leo vào.”
“Nếu người ta thật sự trèo vào, mất đồ không phải chuyện lớn. Đáng ngại nhất là lỡ họ bị thương trong lúc leo qua, chị nhìn cái hàng rào nhà chị xem.”
Cậu ta vươn tay lắc thử, “Không hẳn là chắc chắn lắm, lại cao thế này, ngã xuống thì sao?”
“Nếu ai đó té bị thương, dù chẳng liên quan gì đến chị, chị nghĩ họ sẽ chịu nhận lỗi à? Hàng xóm láng giềng, vào xem một chút có phạm pháp đâu đúng không?”
“Ở làng quê là vậy, có lợi ích thì có rủi ro.”
“Lỡ mà rắc rối không dứt, chị có làm gì được nữa đâu, suốt ngày chỉ lo kiện tụng dây dưa, mấy người dám vào ăn trộm, chị nghĩ họ không dám lật lọng sao?”
“Camera, nói trắng ra có ba tác dụng: cảnh báo, phát hiện kịp thời, và cung cấp bằng chứng.”