Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

Căn Nhà Tôi Thừa Hưởng Siêu Ngon - 40

Cập nhật lúc: 2025-02-01 20:01:34
Lượt xem: 124

Thịt kho Đông Pha* có đặc điểm thịt mềm da mỏng, được nấu bằng rượu Thiệu Hưng, nấu xong rồi mang đi hầm. Thành quả cho ra món thịt kho Đông Pha mềm tan trong miệng.

*Thịt kho Đông Pha: Điển cố đã có vài người nhắc đến món này, nhưng tác giả chỉ tra ra được "Trư nhục tụng" của nhà thơ Đông Pha (tạm dịch):

Rửa sạch nồi

Thêm một ít nước

Đốt củi và cỏ dại

Dập lửa và đun nhỏ lửa bằng ngọn lửa giả không phát ra ngọn lửa đun nhỏ lửa

Đợi chín từ từ, đừng nóng vội, đủ nhiệt mới ngon

Hoàng Châu có thịt lợn ngon như vậy, giá rẻ như bèo, nhà giàu không thèm ăn, nhà nghèo không biết nấu

Sáng dậy uống hai bát, no không thèm.*

Bởi vì nhà thơ Đông Pha nên thịt kho Đông Pha được chọn là món ăn đầu tiên của văn nhân.

Nhưng trong tác phẩm "Tùy Viên thực đơn"* của nhà văn Viên Mai sáng tác vào thời nhà Thanh lại không hề nhắc đến thịt kho Đông Pha, mà lại viết về một loại thịt kho được nấu bằng một trong ba cách đó chính là dùng nước tương ngọt, xì dầu hoặc là nước và nấu bằng rượu nguyên chất cho đến khi sắp cạn nước, thịt sau khi nấu sẽ có màu hổ phách mà không cần dùng đến màu đường. Hầm với lửa vừa và trong quá trình nấu không được mở nắp.

*Trong "Tùy Viên thực đơn" của Viên Mai có nhắc đến thịt kho đỏ: dùng nước tương ngọt, hoặc dầu thu, hoặc không sử dụng cả hai. Mỗi cân thịt ứng với ba cân muối, nấu với rượu nguyên chất. Ngoài ra, còn thể dùng nước để nấu, nhưng phải đun sôi để cạn bớt nước. Ba cách này đều sẽ cho ra màu hổ phách, không cần thêm màu đường. Lửa quá nhỏ thì thịt sẽ có màu vàng, lửa vừa sẽ ra màu đỏ, lửa quá lớn thì màu đỏ chuyển sang tím, thịt sẽ bị cứng. Nếu thường xuyên mở nắp, dầu sẽ đọng lại dẫn đến dễ bị ngấy. Cắt thịt thành hình vuông, ăn vào sẽ đem lại cảm giác sần sật, mềm tan trong miệng. Tục ngữ có câu: "Cháo ninh nhừ, thịt ninh nhừ". Đó là tất cả về cách nấu thịt.

Thịt kho đỏ kỳ thật chính là một loại thịt kho tàu, béo nhưng không ngấy, miếng thịt căng mọng, mềm tan trong miệng.

Còn về thịt kho tàu thông thường, cách chế biến cũng giống nhau, đều là thắng đường trước rồi mới nấu.

Tóm lại, để làm thịt kho tàu cần phải chú ý đến lửa, nếu lửa không phù hợp thì thịt sẽ không ngon.

Về điểm này, Lương Thực Thu đã từng khẳng định thịt kho tàu là món dành cho người lười: "Những ai lười, có trí nhớ kém, rất hợp để nấu món này."*

*Đây là câu nói của Lương Thực Thu, nhưng tác giả đã quên mất nguyên văn chính xác trong tác phẩm "Quan điểm của người dân về việc ăn uống", chỉ nhớ ngụ ý của ông ấy nói rằng món này dành cho người lười.

Thời Nhiễm hoàn toàn đồng ý về quan điểm này, dù thịt kho tàu có rất nhiều cách làm nhưng các bước chỉ vỏn vẹn có nhiêu đó, chiên sơ thịt lợn, sau đó thắng màu đường rồi cho vào, tiếp đến là rượu Thiệu Hưng, rượu gia vị, giảm lửa, dùng dây gai buộc thịt trước khi hầm.

Người bình thường tuy không thể làm ra món ăn quá xuất sắc nhưng nếu dựa theo công thức cũng khó có thể làm giống như vậy.

Đương nhiên, Thời Nhiễm cũng đã học hỏi từ người khác để nấu món thịt kho tàu, nhưng chủ yếu đều dựa trên khẩu vị của cô. Sau một hồi xử lý thịt ba rọi, mùi thơm tỏa ra bốn phía, Thời Nhiễm ăn thử một miếng liền cảm thấy vẫn còn thiếu gì đó. Nếu có rượu Thiệu Hưng do chính mình ủ thì tốt rồi, loại rượu này nếu mua ở bên ngoài sẽ có hương vị không được chuẩn lắm.

Thời Nhiễm đã từng nghe một người đầu bếp nói rằng nếu dùng rượu Hoa Điêu nấu thịt kho tàu, ăn vào sẽ cực kỳ ngon, nhưng cô lại nghĩ đó không phải là thứ mình đang cần.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/can-nha-toi-thua-huong-sieu-ngon/40.html.]

Sau khi trở về nghĩ tới nghĩ lui, rốt cuộc cũng có đáp án.

Thứ đang thiếu ở đây chính là địa khí.

Có thể nói đây chính là mỹ vị, dù thịt kho tàu có cầu kỳ đến đâu đi chăng nữa thì cũng chỉ đạt được chín mươi đến chín mươi lăm phần trăm.

Người Trung Quốc không có thói quen kiêng ăn thịt đã là chuyện của ba bốn chục năm nay, vừa dễ nấu, hương vị lại đậm đà nên thịt kho tàu luôn xuất hiện trong mọi căn bếp.

Theo Thời Nhiễm, rượu còn quý hơn thịt, nhưng thịt lợn khi nấu với rượu cũng không thể nào trở thành gan rồng phượng tủy. Vì vậy cô sẽ dùng rượu Thiệu Hưng và rượu gia vị để tạo cảm giác thỏa mãn khi ăn.

So với sườn xốt, thịt kho tàu mà Thời Nhiễm đã làm trước đó không quá ngọt, điển hình là một món ăn phương Bắc.

Vì vậy khi làm món này, Thời Nhiễm muốn cân bằng hương vị nên định sẽ nấu món sườn Vô Tích thiên ngọt hơn một chút.

Sườn Vô Tích là ẩm thực phương Nam, Thời Nhiễm nghĩ cũng không dám nghĩ... ăn một miếng sườn phủ đầy đường? Đó là mùi vị gì vậy!

Sau khi ăn thử món sườn Vô Tích chính gốc kia, có lẽ là do bản thân không đặt quá nhiều kỳ vọng nên ăn vào cảm thấy mùi vị cũng không tệ.

Điểm mấu chốt của sườn Vô Tích không phải là đường, mà là một ít nước xốt chao, cũng có người dùng men gạo đỏ và một nguyên liệu không thể thiếu đó chính là nước xốt cà chua hoặc tương cà.

Thật ra, đối với Thời Nhiễm, thịt kho tàu và sườn xốt đều là món ăn gia đình, hai món ăn này đã ra đời cách đây rất lâu, dần dần xuất hiện vô số cách làm, mỗi người đều có công thức cho riêng mình...

Sườn xốt chính là như vậy, vừa có đường vừa có một chút nước xốt chao, đó chính là đặc điểm của món ăn phương Nam. Thêm tương cà thì cho ra món sườn xào chua ngọt. Có thêm mận chua lại thành món sườn mận chua. Nếu cho màu đường vào sẽ trở thành sườn kho...

Thời Nhiễm vừa làm vừa thấy mình thật xui xẻo, sau khi xuyên không cô vẫn nhớ hủ mận chua mà mình đã ngâm trong nhà, chắc cũng đã ăn được rồi. Không biết sau khi cô rời đi, số tiền tiết kiệm ít ỏi đó sẽ thuộc về ai.

Ai nha, đừng nghĩ nữa, càng nghĩ càng thấy bản thân thiệt thòi.

Cũng may thời tiết chuẩn bị nóng lên, chỉ cần đợi đến khi ra trái, cô liền lấy một ít đem đi ngâm là được.

Trùng hợp cây kim quế trong sân đã đến mùa ra hoa, cô sẽ đem ủ một chút mật hoa quế để ăn cùng với sườn và mận chua, như vậy mới ngon.

Cuối cùng là món đùi gà lúc lắc, khá đơn giản, Thời Nhiễm quyết định làm vị cay, xào thịt gà cắt hạt lựu cho đến khi bề mặt bị cháy xém, liền bỏ gia vị vào và xào thêm một lát. Đùi gà lúc lắc khi nấu xong sẽ không bị cứng và có vị cay vừa.

Trong ba món có hai món lớn, mùi vị thịt kho tàu và sườn xốt thì khỏi phải bàn cãi, đến cả Diêm Vương ngửi thấy mùi thơm kia cũng phải chảy nước miếng.

Buổi chiều hôm đó, những ai đi ngang qua hay sống ở gần đây đều phải chịu trận. Mùi thơm từ ống khói trong nhà bếp bay ra, chiếm lấy mọi ngóc ngách trong con hẻm.

Bọn họ chỉ hận không thể thò đầu ra mắng vài câu, Tiết Thanh minh là ngày lễ lớn, sao cô vẫn còn làm vậy?

Nhưng nếu nói như vậy cũng không đúng, dù sao chỉ có hôm nay là Tiết Thanh minh, hai ngày nghỉ còn lại ắt hẳn sẽ được nghỉ ngơi...

Thịt kho tàu và sườn Vô Tích đều là những món không thể để nguội, Thời Nhiễm tiếp tục ninh chúng ở trên bếp nhỏ được đặt ở ngoài cửa, đùi gà lúc lắc thì đem đi giữ nhiệt, còn mì hầm nồi sắt trực tiếp bưng ra ngoài.

Loading...