Trọng Sinh Về Thập Niên 90, Chọn Chồng Làm Người Thừa Kế - Chương 399
Cập nhật lúc: 2024-12-04 20:39:32
Lượt xem: 0
Sở Xuân Đình vô cùng bối rối, do dự rất lâu mới cắn răng nói: “Ông cũng chỉ tình cờ phát hiện, thằng bé đã bán nó cho một cửa hiệu y học Trung Quốc vô cùng nổi tiếng do người nước N mở, sau đó kim châm của Linh Đan Đường đã trở thành chiêu bài của cửa hiệu y học Trung Quốc đó.”
Nghe nói ở nước M có rất nhiều cửa hiệu y học Trung Quốc, nhưng đa số đều là của người nước H và người nước N mở. Mà cửa hiệu của người Hoa mở lại kém xa của người nước H và người nước N mở dù là về quy mô hay bác sĩ.
Kim châm của Linh Đan Đường lại bị Sở Thanh Tập bán cho người nước N?
Đời này Cố Minh hận người nước N nhất, nhưng Sở Thanh Tập lại bán nó cho người nước N. Nắm đ.ấ.m của Lâm Bạch Thanh cứng lại.
Sở Xuân Đình hỏi Lâm Bạch Thanh tiếp: ““Tiểu Phẩm Tập”, “(Thái y viện phần bổ sung) Bài vè Lôi Công bào chế thảo mộc”, “Tinh túy về các loại thảo mộc”, chắc chắn cháu đã nghe qua những quyển sách này rồi, nhưng có đọc qua chưa?”
“Tiểu Phẩm Tập”, tên sách, triều Đông Tấn, được viết bởi Trần Diên Chi.
Đó là một cuốn sách y học cũ cực kỳ nổi tiếng, nhưng trong nước, năm hai mươi chín phản trung y, tất cả sách bị đốt sạch. Vào năm tám mươi, có người phát hiện bản sao của nó ở nước N, thế là in lại chép vào đĩa rồi mang về.
Nó là y thuật nổi tiếng ngang với “Chuyên luận rộng hơn về thương hàn.”
Sau khi được người ta sao lưu mang về, Cố Minh cố ý ngó ngày phát hành, đợi ở cửa tiệm sách xếp hàng mua một cuốn về, nhưng tiếc là vì thiếu sách gốc nên mất rất nhiều chữ, rất nhiều chỗ cũng không đúng, chỉ có thể xem sơ.
Mà “Bài vè thảo mộc” và “Tinh túy về các loại thảo mộc” cũng giống vậy, cũng là sách y học quý báu vô cùng, nhưng lại vì chiến loạn hơn trăm năm cùng với quyết định sai lầm của chính phủ Quốc Dân mà bị hủy hết, trong nước đã không thấy bản gốc, phải đặc biệt đến nước ngoài sao lưu về.
Đây là sách nổi tiếng nhất trong số đó, thuộc “Cảnh Nhạc toàn thư”.
Do trung y lưu truyền đến nay, vốn chia thành hai mươi mục như dưỡng sinh, âm dương, tạng tượng, mạch sắc, kinh lạc, tiêu bản, khí vị, nghiên cứu thảo luận cách chữa, bệnh tật, châm kim, vận khí, thuận khí.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/trong-sinh-ve-thap-nien-90-chon-chong-lam-nguoi-thua-ke/chuong-399.html.]
Như Cố Minh đã là thần y rồi nhỉ, nhưng ông cũng chỉ hiểu các thứ như tạng tượng, mạch sắc, kinh lạc và nghiên cứu thảo luận cách chữa, bệnh tật, châm kim, vận khí vân vân, còn như dưỡng sinh, âm dương và thuận khí thì ông cũng không biết.
Ông dạy Lâm Bạch Thanh là mấy thứ tự ông học.
Nhưng trong “Cảnh Nhạc toàn thư” có miêu tả chi tiết hết hai mươi mục lớn của trung y. Sách gốc trước mắt cất giữ ở đại học Haval.
Tuy trong nước có bản sao lưu, nhưng sách y học là thứ chỉ cần một chữ không đúng thì sẽ sai ý cả ngàn dặm. Sách cổ chép lại không đúng, lại không có thầy dạy, các bác sĩ trung y sao có thể truyền thừa nó?
Kiếp trước, về phương diện tạng tượng và dưỡng sinh Lâm Bạch Thanh luôn có vài nghi hoặc, sau khi đọc tận mấy bản “Cảnh Nhạc toàn thư” cũng thấy không đúng, lập tức chuẩn bị đến Haval đọc sách gốc.
Lúc ấy Cố Ngao Vũ vẫn đang làm việc ở hiệp hội thương mại đã giúp cô thu xếp, vì để nhìn bút tích chân chính một lần mà Lâm Bạch Thanh chờ tròn hai năm.
DTV
Sách y học là công cụ cứu người chữa bệnh, là châu báu của họ, nhưng lại được cất giữ ở thư viện nước khác, bị coi là văn vật đem ra triển lãm, mà điều tức giận hơn là có vài người rõ ràng là có trong tay, nhưng cũng muốn gom cất như văn vật, không chịu đem ra cho bác sĩ trung y chân chính làm công cụ, điều này càng làm người ta cạn lời hơn.
Lâm Bạch Thanh lờ mờ đoán ra, cô nói: “Có phải Sở Thanh Tập có không ít sách y học cổ trong tay không?”
Sở Xuân Đình vô cùng khó xử nhưng gật đầu.
Nếu nói về thái độ làm người của Sở Thanh Tập thì phải nói từ năm ông ta xuất ngoại.
Lúc đầu ông ta vừa thấy có họa lớn, không làm tiểu tướng được nữa, bản thân sắp rơi vào bốn trong năm phần tử xấu là “địa chủ, phú nông, phần tử phản cách mạng, phần tử xấu” rồi nên vội vã gom vài văn vật truyền thống nhỏ bé lại có giá trị trong tay cha già, ôm thùng xăng chạy đến thành phố cảng.
Kim châm của Linh Đan Đường là một trong những văn vật ông ta mang ra.
Sau khi lăn lộn ở thành phố cảng được một thời gian thì ông ta lại đến nước M, mà nước M thời ấy, thị trường văn vật cũng lớn nằm ngoài sức tượng tượng của ông ta, trong thế giới người Hoa, các văn vật truyền thống có đủ mọi thứ, hơn nữa mọi người đều là vì áp lực cuộc sống mà bán ra với giá thấp lè tè.